Thời gian gần đây, tại Hà Nội, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra làm rõ nhiều vụ giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền nhằm chiếm đoạt số tiền rất lớn. Do thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi nên nhiều người nhẹ dạ cả tin đã dễ dàng mắc mưu kẻ lừa đảo...

 

Hậu quả từ sự cả tin đã không chỉ khiến nhiều người tiền mất, tật mang, mà còn tạo điều kiện cho đối tượng phạm tội có cơ hội thực hiện hành vi, gây mất an ninh trật tự xã hội.

Ngày 5/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Đoàn Thị Thảo, ở Nam Định 6 năm tù về tội làm và lưu hành séc giả. Thảo là kế toán trưởng, kiêm thủ quỹ được giao nhiệm vụ giữ con dấu, quản lý séc, lập sổ sách và theo dõi công nợ của Công ty Beecom. Công ty mở tài khoản tại một ngân hàng do anh Nguyễn Khắc Hợp, Giám đốc đứng tên. Anh Hợp uỷ quyền cho cấp phó là anh Hà Văn Tĩnh đứng ra giao dịch. Sau đó, anh Hợp tố cáo Thảo giả chữ ký của mình để chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Đoàn Thị Thảo, Triệu Tài Lâm, Nguyễn Thị Vân Hương.

 Với 5 tờ séc có chữ ký giả của anh Hợp, Thảo đã rút được hơn 270 triệu đồng. Trong số tiền này, Thảo đã làm thất thoát một lượng lớn. Thảo khai, mỗi lần hai sếp không có ở cơ quan, Thảo gọi điện thoại xin phép ký thay để rút tiền từ ngân hàng và được đồng ý. "Tôi không nhận thức rõ việc làm đó là sai nên mới để Thảo ký thay", người đại diện công ty cho biết.

Trước đó ít ngày, Nguyễn Thị Vân Hương, ở Hà Nội, nguyên trợ lý Văn phòng thường trú một hãng thông tấn nước ngoài tại Hà Nội đã bị phạt TAND TP Hà Nội phạt 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra thể hiện, Hương là nhân viên của văn phòng thường trú được giao nhiệm vụ quản lý dấu của văn phòng, quản lý quỹ tiền mặt, lập chứng từ thanh toán liên quan đến hoạt động của văn phòng, lương nhân viên, giao dịch với ngân hàng, lập ủy nhiệm chi, viết séc rút tiền mặt và một số nhiệm vụ khác.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Hương đã giả chữ ký của Trưởng đại diện văn phòng trong lệnh chuyển tiền, tẩy xóa số và chữ trên 16 séc đã được ký phát hành rồi ghi số và chữ có mệnh giá tiền lớn hơn, sau đó đến ngân hàng rút tiền, chiếm đoạt. Đến thời điểm bị phát hiện, Hương đã chiếm đoạt số tiền hơn 4,9 tỷ đồng.

Ở một vụ án khác cũng mới kết thúc xét xử, TAND TP Hà Nội đã phạt Trần Văn Minh, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ TMP và đồng phạm Cầm Long Thọ, mỗi bị cáo 5 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, biết một dự án lớn nằm trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội chưa triển khai xây dựng nên nên Minh và Thọ đã câu kết với nhau để trục lợi. Thọ nhờ một số đối tượng làm giả văn bản của UBND TP Hà Nội cho phép công ty của Minh được quản lý mặt bằng đất dự án này. Văn bản giả thể hiện toàn bộ con dấu của UBND TP Hà Nội, chữ ký và chức danh của một vị lãnh đạo thành phố. Mặc dù biết văn bản là giả mạo nhưng Minh vẫn sử dụng để mời chào một số đối tác thuê mặt bằng chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Cũng liên quan đến hành vi làm giả tài liệu, chữ ký của cơ quan, tổ chức, Triệu Tài Lâm, ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội vừa bị phạt 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Được biết, Lâm quen anh Trương Quang Hiển, Giám đốc Công ty Hương Sen (Lâm Đồng). Lâm thông báo với anh Hiển có khả năng xin được dự án ở khu Suối Ngọc - Vua Bà (Hà Nội) và được anh Hiển đồng ý gọi vốn đầu tư.

Sau khi nhận được "đơn xin đầu tư" của anh Hiển, Lâm tự ghi vào góc đơn với nội dung: "đồng ý theo đơn đề nghị của Công ty Hương Sen" và ký tên của một vị lãnh đạo UBND TP Hà Nội, rồi đóng dấu của UBND TP Hà Nội. Tài liệu này sau đó được gửi lại cho anh Hiển. Theo thỏa thuận của hai người, do anh Hiển chưa thông thuộc địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nên mọi thủ tục xin cấp, ký duyệt dự án giao do Lâm đảm nhận. Lâm cùng một số đối tượng khác đã làm giả giấy chứng nhận đầu tư và giả chữ ký của một vị lãnh đạo thành phố gửi cho anh Hiển để nhận hàng trăm triệu đồng.

Ngoài lừa anh Hiển, Lâm còn lừa ông Trịnh Vĩnh Bình, chủ tịch một công ty ở Mỹ. Biết ông này có nhu cầu xin giấy phép đầu tư hai khu trụ sở ở Việt Nam, Lâm hứa "chạy" giúp. Sau đó, Lâm nhờ làm giả hai văn bản có ý kiến, con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền rồi chuyển tới ông Bình và nhận 100.000 USD để "chạy" dự án.

Trước đó, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã khởi tố bị can đối với Vương Sỹ Thanh, ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) và Nguyễn Thị Minh Phương, cán bộ tín dụng một ngân hàng tại Hà Nội về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Quá trình điều tra đã làm rõ việc Thanh nhờ Phương làm thủ tục vay 4 tỷ đồng của ngân hàng nơi Phương làm việc. Biết Thanh không chứng minh được phương án giải ngân theo quy định của ngân hàng, Phương đã gợi ý để Thanh mượn sổ đỏ, chứng minh nhân dân và hộ khẩu photocoppy của ông Nguyễn Văn Mạnh, ở Hà Nội. Sau đó, Phương sử dụng thông tin cá nhân của gia đình ông Mạnh để soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và đất cho Thanh.

Khi hoàn tất hợp đồng giả, Phương ghép con dấu của Văn phòng công chứng Ba Đình, mạo chữ ký của Trưởng Văn phòng công chứng, điểm chỉ giả và giả mạo chữ ký của vợ chồng ông Mạnh, đưa cho vợ chồng Thanh ký vào bên người nhận chuyển nhượng. Sau khi hoàn thành bản hợp đồng giả, Phương đem hồ sơ về ngân hàng, làm thủ tục giải ngân cho Thanh vay gần 4 tỷ đồng. Cũng với thủ đoạn trên, Phương tiếp tục làm giả bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và đất ở, giúp Thanh vay thêm 5 tỷ đồng của ngân hàng này và nhận của Thanh 100 triệu đồng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra hàng chục vụ làm giả tài liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và chữ ký của người có thẩm quyền để trục lợi bất chính. Nhìn từ những vụ án trên cho thấy, loại tội phạm giả mạo văn bản, chữ ký của người có thẩm quyền để lừa đảo đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Không chỉ thiệt hại vật chất cho bị hại, loại tội phạm này còn làm ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân của các đồng chí lãnh đạo, cũng như hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước. Từ những vụ án nêu trên, hi vọng mỗi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác để tránh mắc bẫy của những kẻ lừa đảo

 

                                                                     Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục