Nhiều vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ chưa được xử lý dứt điểm, đòi hỏi ngành chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.

Nhiều vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ chưa được xử lý dứt điểm, đòi hỏi ngành chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.

(HBĐT) - Thực hiện Tháng cao điểm về xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB) trên địa bàn tỉnh – tháng 8/2012, các huyện, thành phố đã đồng loạt triển khai nhiều hoạt động và đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để duy trì được kết quả đó còn nhiều việc phải làm và cần một lộ trình dài hơi, sát thực. Bài học cho thấy, để thiết lập trật tự HLATĐB một cách bền vững, vấn đề mấu chốt là tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội, nhất là của người dân sinh sống dọc các tuyến đường.

 

Ngày 1/8/2012, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND về thực hiện Tháng cao điểm về xử lý vi phạm HLATĐB trên địa bàn tỉnh – tháng 8/2012. Mục đích là thiết lập trật tự HLATĐB trên địa bàn tỉnh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là ý thức của người dân sinh sống dọc các tuyến đường về tầm quan trọng của hành lang và quản lý HLATĐB.

 

Thực hiện kế hoạch trên, UBND các huyện, thành phố đã triển khai xây dựng kế hoạch, lập phương án giải tỏa, sau đó, phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban An toàn giao thông phụ trách các xã, phường, thị trấn; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn huy động người, phương tiện, máy móc tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng. Tuy nhiên, vì thời gian ban hành kế hoạch trên khá gấp gáp nên trong 11 huyện, thành phố thực hiện chỉ có 4 địa phương tổ chức ra quân giải tỏa vi phạm lấn chiếm HLATĐB trên địa bàn vào đúng thời gian quy định (ngày 10/8) gồm TP.Hòa Bình và các huyện Mai Châu, Lương Sơn, Tân Lạc. Các địa phương còn lại triển khai chậm so với yêu cầu, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết để phối hợp, do đó, công tác cưỡng chế, giải tỏa còn hạn chế.

 

Tại huyện Mai Châu, các lực lượng tham gia công tác xử lý vi phạm HLATĐB đã khá chủ động và tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết thúc tháng cao điểm, toàn huyện đã tiến hành giải tỏa được 119 m2 nhà tạm, 273 m2 nhà ở, tháo dỡ trên 1.200 m2 mái che, mái vẩy, tháo dỡ 118 biển quảng cáo các loại, phát quang tầm nhìn được gần 8.000 m2, phá bỏ 7 0m tường bao lấn chiếm HLATĐB… Cùng với kiên quyết giải tỏa các vi phạm lấn chiếm, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì công tác bảo vệ, đảm bảo không để vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm HLATĐB xảy ra.

 

Theo đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh nhìn chung, các địa phương đã có sự chỉ đạo sát với tình hình thực tế và huy động được sự vào cuộc của các lực lượng phối hợp. Do đó, công tác tổ chức cưỡng chế và giải tỏa vi phạm HLATĐB bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, các huyện Mai Châu, Lương Sơn, Tân Lạc, TPHòa Bình đã tổ chức ra quân đúng thời gian quy định và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của chương trình, kế hoạch đề ra.

 

Trong nỗ lực thiết lập trật tự HLATĐB, các địa phương xác định cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ HLATĐB và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện tháng cao điểm, đồng thời là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là nhận thức của người dân sinh sống dọc các tuyến đường về tầm quan trọng của hành lang và quản lý HLATĐB. Trước, trong và sau ngày ra quân giải tỏa vi phạm lấn chiếm, UBND các huyện, thành phố đã thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông lưu động, bằng pa-nô, áp phích, băng rôn… Đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm lấn chiếm HLATĐB tự giác di dời, tháo dỡ, trả lại nguyên trạng HLATĐB. Một số địa phương còn phân công lực lượng trực tiếp đến các hộ gia đình trên các tuyến đường giải tỏa để tuyên truyền, điển hình như TPHòa Bình, huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc… Qua kiểm tra, rà soát các vi phạm lấn chiếm, các lực lượng đã nghiêm túc thực hiện việc cưỡng chế di dời, tháo dỡ, trả lại nguyên trạng HLATĐB.

 

Thẳng thắn nhìn nhận kết quả đạt được, ông Phạm Anh Quý, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết: Nhìn chung, công tác lập lại trật tự HLATĐB đã đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong các đợt ra quân cưỡng chế, xử lý vi phạm, các địa phương mới chỉ xử lý các trường hợp mái che, mái vẩy, biển quảng cáo, cây xanh che khuất tầm nhìn mà chưa xử lý được các trường hợp vi phạm đã xây dựng nhà kiên cố hoặc các trường hợp được cấp quyền sử dụng đất trong HLATĐB. Nhiều địa phương mới chỉ tập trung giải tỏa vi phạm trên một số tuyến đường chính và ở các khu vực thị trấn, thị tứ. Thực tế cho thấy, để thiết lập được trật tự HLATĐB một cách hiệu quả và bền vững cần nhiều yếu tố, trong đó, tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, Sở Giao thông - Vận tải đã tham mưu, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác xử lý vi phạm, thiết lập trật tự HLATĐB trong tháng 9 và các tháng tiếp theo. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống dọc các tuyến đường sẽ tiếp tục được đẩy mạnh./.

 

 

 

                                                                         Thu Trang

 

 

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục