Việc tập kết và bốc xếp gỗ lấn chiếm lòng, lề đường trên QL12B diễn ra thường xuyên ở khu vực trụ sở UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

Việc tập kết và bốc xếp gỗ lấn chiếm lòng, lề đường trên QL12B diễn ra thường xuyên ở khu vực trụ sở UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Thời gian vừa qua, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT làm nơi kinh doanh, tập kết nông - lâm sản và xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến.

 

Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến TTATGT và là thách thức lớn đối với các ngành chức năng. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền  nhiều địa phương đứng ngoài cuộc hoặc  thờ ơ; nhận thức, ý thức của người dân trong việc giữ gìn cho lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT thông thoáng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế.

 

Điển hình của tình trạng này tại TPHB, nơi có tới 11 chợ lớn nhỏ. Trong đó có 8 chợ được xây dựng theo quy hoạch và 3 chợ hình thành tự phát. ở huyện Kỳ Sơn là chợ Bãi Nai và chợ Thầy. Huyện Lương Sơn là chợ trung tâm huyện. Huyện Kim Bôi là chợ Bãi Chạo, chợ Rạnh, chợ Bo. Huyện Tân Lạc là chợ Phú Cường, chợ Lồ, chợ ngã ba Mường Khến, chợ Phú Lai, Ngọc Mỹ. Huyện Lạc Sơn là chợ ốc, chợ Vó...Với đủ các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, vải vóc, hàng điện tử đến các mặt hàng thực phẩm tươi sống như cua, cá, gà, lợn, rau, hoa quả, các quán trà đá, bún, phở được bày bán dưới lòng đường, trên vỉa hè và hành lang ATGT. Đó là “vấn nạn” diễn ra hàng ngày, hầu như ngày nào ở những khu vực này cũng xảy ra cãi vã giữa người tham gia giao thông và các hộ kinh doanh buôn bán do tình trạng  ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh các mặt hàng tươi sống, vặt lông gà, mổ cá moi ruột, tiện tay đổ luôn ra đường khiến mùi hôi thối, tanh tưởi bốc lên làm ruồi, nhặng bay đến hàng đàn bu vào các quầy buôn bán thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường. Mỗi khi có xe ô tô chạy qua, khói bụi bám đầy vào các mặt hàng thực phẩm, hoa quả, hàng ăn phở, bún... gây mất ATVSTP. Sau mỗi buổi chợ, các loại rác vương vãi khắp mặt đường, lề đường gây mất vệ sinh và mỹ quan nơi công cộng. 

 

Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang ATGT làm nơi tập kết các loại nông - lâm sản diễn ra khá phức tạp. Không kể các tuyến đường liên xã, bức xúc nhất ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ như đường Trường Sơn (Lương Sơn), QL 12B đoạn qua các xã Quy Hậu, Tử Nê, Thanh Hối, Phú Lai, Ngọc Mỹ (Tân Lạc), Thượng Cốc, Xuất Hóa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn); đường 12B đoạn qua các xã Vĩnh Tiến, Hợp Kim, Nam Thượng (Kim Bôi); đường Hồ Chí Minh đoạn qua Bảo Hiệu (Yên Thủy)...Đây là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông do phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe có tải trọng lớn dừng, đỗ giữa lòng đường hoặc trên lề đường để bốc hàng. Các loại nông - lâm sản tập kết vô tội vạ, nhiều nơi để ngổn ngang ra cả lòng đường dẫn đến một số vụ TNGT đáng tiếc đã xảy ra. Thực trạng đó đã kéo dài, các ngành chức năng của tỉnh và các huyện, thành phố đã vào cuộc nhưng vẫn chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”. Ông Nguyễn Lê Hòa, Phó Chánh thanh tra Sở GT-VT cho biết: Thanh tra giao thông đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều biện pháp như tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, bổ sung đầy đủ các biển báo hiệu, giải tỏa công trình vi phạm hoặc các vật cản khác làm hạn chế tầm nhìn. Tuy nhiên, khi có mặt lực lượng chức năng thì “đường thông hè thoáng” và ngược lại vắng bóng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, trật tự đô thị, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang ATGT lại tái diễn, thậm chí có trường hợp người dân còn cản trở các lực lượng chức năng khi kiểm tra xe tô tô dừng đỗ ở lòng, lề đường bốc xếp hàng hóa nên rất khó khăn trong việc xử lý.

 

Ngoài ra, các hành vi xâm hại kết cấu hạ tầng giao thông cũng diễn ra khá phổ biến. Vào mùa thu hoạch, người dân nhiều địa phương đốt rơm rạ ngay trên mặt đường khiến kết cấu mặt đường bị biến dạng, hư hỏng. Hệ thống cọc tiêu trên các tuyến đường đều được dán miếng phản quang để người điều khiển các phương tiện dễ dàng quan sát khi tham gia giao thông trong đêm tối nhưng hầu hết đã bị những người vô ý thức gỡ bỏ. Tệ hại hơn, trong năm 2012 đã có gần 300 chiếc bu lông của tường phòng vệ mềm trên địa bàn huyện Lương Sơn bị kẻ gian tháo trộm khiến các tấm tôn lượn sóng bị sập xệ không có tác dụng bảo vệ an toàn cho các phương tiện không may gặp sự cố...

 

Thực tế trên cho thấy, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, UBND xã, phường, thị trấn cần nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang ATĐB theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang ATĐB. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Có như vậy mới đảm bảo TTATGT và phát huy hiệu quả các công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng để phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.

 

 

                                                                  Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục