Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.

(HBĐT) - Ngày 11/6, tại Ngân hàng CSXH tỉnh, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2010 - 2014) đối với Sở LĐ-TBXH, Ban Dân tộc, Ngân hàng CSXH. Tham gia đoàn có TT HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban KT-NS, Pháp chế, VH-XH&DT (HĐND tỉnh); các, sở, ngành: GT-VT, KH-ĐT, NN&PTNT, TC, GD-ĐT, Y tế.

 

Báo cáo của các ngành cho thấy, trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo được chú trọng. Các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả như: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; cho hộ nghèo vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, khám- chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ-TTg... Theo đó, trong giai đoạn, Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho vay 152.558 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng doanh số cho vay 1.975.210 triệu đồng, trong đó, đã giải ngân cho vay 61.599 lượt hộ nghèo, 5.888 lượt hộ cận nghèo. Hàng năm, nguồn vốn đã tạo việc làm mới cho hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, trên 17.000 hộ nghèo được vay vốn làm nhà, xây dựng mới trên 13.500 công trình NS&VSMTNT, trên 19.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn  đi học. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010-2013, toàn tỉnh đã có 12.835 lao động nông thôn, trong đó có 2.047 người thuộc hộ nghèo được đào tạo miễn phí với tổng kinh phí 15.690 triệu đồng. Trong giai đoạn có 2.146.742 lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK được mua và cấp thẻ BHYT miễn phí với tổng kinh phí 700 tỉ đồng... Các mô hình giảm nghèo được nhân rộng, cơ sở hạ tầng vùng ĐBKK tiếp tục được cải thiện, 100% xã thuộc chương trình giảm nghèo có trường tiểu học và THCS, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã, 98,6% trẻ trong độ tuổi được đến trường, 100% xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, 100% xã có điểm BĐ-VH, trạm y tế. Kết quả đạt được đã góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, người dân tộc thiểu số. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 18,7%, tương đương với 38.043 hộ. 

 

Các đại biểu dự buổi giám sát đã tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề xung quanh việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường GTNT cho các xã ĐBKK; công tác khám-chữa bệnh cho người nghèo; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho người nghèo; xây dựng hạ tầng giáo dục ở các xã ĐBKK tạo môi trường học tập tốt cho học sinh; việc xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách cho hộ nghèo còn hạn chế; công tác tuyên truyền, giáo dục xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận hộ nghèo; hiệu quả cho vay hỗ trợ học sinh đi học; việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại một địa bàn; cơ chế phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo; tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững… Bên cạnh đó, các ngành cũng đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật về giảm nghèo.

 

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014; giao bộ phận Văn phòng tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các ngành báo cáo HĐND, các Bộ, ngành T.Ư xem xét, giải quyết. Đồng chí nhấn mạnh, để thực hiện giảm nghèo bền vững cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; các cấp, ngành chức năng cần nghiên cứu, xác định lợi thế của từng địa phương, vùng, nhất là vùng ĐBKK để đầu tư phát triển sản xuất, XĐ-GN hiệu quả; tiếp tục củng cố, tăng cường kinh tế hợp tác, nêu cao vai trò kinh tế hộ gia đình; huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho XĐ-GN; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân, tạo chuyển biến trong hộ nghèo chủ động vươn lên XĐ-GN; quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác giảm nghèo; thu hút đầu tư vào lĩnh vực NN&PTNT; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, công tác quản lý Nhà nước theo hệ thống ngành dọc trong lĩnh vực giảm nghèo...

 

 

 

                                                        Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục