Mặc dù rất đồng thuận nhưng nhiều hội viên CCB khá thất vọng về chất lượng ảnh chụp sổ vàng truyền thống do doanh nghiệp Phúc Hưng thực hiện. Ảnh: nhân viên doanh nghiệp Phúc Hưng chụp ảnh truyền thống cho hội viên CCB chi hội 3, phường Phương Lâm.

Mặc dù rất đồng thuận nhưng nhiều hội viên CCB khá thất vọng về chất lượng ảnh chụp sổ vàng truyền thống do doanh nghiệp Phúc Hưng thực hiện. Ảnh: nhân viên doanh nghiệp Phúc Hưng chụp ảnh truyền thống cho hội viên CCB chi hội 3, phường Phương Lâm.

(HBĐT) - Chủ trương làm sổ vàng truyền thống CCB các cấp đã được T.Ư Hội CCB Việt Nam thông qua. Chủ trương này không bắt buộc, tùy vào điều kiện của từng cấp hội mà tham gia hay không tham gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nhiều hội viên CCB tỏ ra bức xúc trước thực trạng các đơn vị được thuê chụp ảnh cho hội viên CCB lợi dụng chụp ảnh truyền thống để kinh doanh dịch vụ chụp ảnh lưu niệm một cách thái quá.

 

Hội CCB thành phố Hòa Bình có 4.500 hội viên, sinh hoạt tại 15 cơ sở hội, 230 chi, tổ hội. Năm 2014, thực hiện chủ trương của Hội CCB Việt Nam, CCB tỉnh về việc làm sổ vàng truyền thống, Hội CCB thành phố Hòa Bình đã phối hợp với doanh nghiệp Phúc Hưng (có trụ sở tại tỉnh Hải Dương) triển khai làm sổ vàng truyền thống tại tất cả 15 hội cơ sở xã, phường. Những ngày đầu tháng 6, Hội CCB thành phố tiếp tục triển khai đến các chi, tổ hội. Hiện nay đã có hơn 20 chi hội đăng ký và đã triển khai chụp ảnh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu xung quanh vấn đề này, bên cạnh sự đồng thuận, nhiều CCB tỏ ra khá bức xúc với cách thức làm việc của đơn vị chụp ảnh. Bà Đinh Thị Điệu, hội viên CCB chi hội 4, phường Phương Lâm (TP.Hòa Bình) cho biết: Năm ngoái, chi hội đã chụp ảnh thẻ và chụp ảnh “sổ vàng truyền thống”, thông báo là chụp miễn phí nhưng chụp xong họ lại đưa ra một bằng chứng nhận “tám chữ vàng” và để làm bằng chứng nhận này thì phải nộp tiền. Với việc không giải thích rõ ràng, nhiều hội viên nhầm tưởng đây là chủ trương của hội nên dù không có tiền cũng đóng vào để làm. Năm nay, giữa tháng 6 vừa qua, chi hội lại tiếp tục thông báo chúng tôi đi chụp ảnh truyền thống để treo ở hội trường và lại đưa ra một bằng công nhận “tám chữ vàng”  mẫu mới với mức giá 250.000 đồng.

 

Ngoài ra, khá nhiều hội viên CCB trên địa bàn thành phố Hòa Bình bức xúc về việc không được cung cấp thông tin một cách rõ ràng, cụ thể. Đã có trường hợp, hội viên được thông báo là đến chụp ảnh miễn phí nhưng rồi mấy hôm sau nhận được một khung ảnh có bằng công nhận “tám chữ vàng” và yêu cầu nộp tiền. Theo phản ánh của các CCB, mức giá tiền những khung ảnh này cũng không đồng nhất, nhiều nơi có giá 230.000 đồng, nhiều nơi lại có giá 250.000 đồng.

 

Bên cạnh đó, chất lượng ảnh cũng là một trong những vấn đề mà nhiều người không hài lòng, sau khi xử lý thì ảnh đã khác nhiều so với người thật. Bà Nguyễn Thị Liên, chi hội 3, phường Phương Lâm cho biết: Nhìn mẫu nhân viên chụp ảnh mang đến xem rất là thích nhưng đến khi lấy ảnh rồi thì hầu hết mọi người đều thất vọng vì nhìn ảnh không giống người thật. Cả chi hội có 18 người chụp ảnh làm “sổ vàng” có đến một nửa trong số đó không bằng lòng vì ảnh chỉnh sửa quá nhiều, cá biệt nhiều ảnh nếu không nói tên thực sự không nhận ra được. Ngoài ra, ảnh xử lý rất cẩu thả, đặc biệt là những ảnh thẻ, ảnh gián vào sổ truyền thống, nhiều ảnh sau khi xử lý thì mặt bị lệch so với người, những thông tin về tên tuổi CCB trên bảng “tám chữ vàng” cũng thường bị sai lệch. 

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Đắc Mùi, Chủ tịch Hội CCB thành phố Hòa Bình cho biết: Chúng tôi chỉ chỉ đạo Hội CCB các xã, phường phối hợp với doanh nghiệp Phúc Hưng chụp ảnh miễn phí cho hội viên để lưu vào sổ vàng truyền thống và làm thẻ hội viên. Còn việc làm giấy chứng nhận “Tám chữ vàng” là do nhân viên chụp ảnh thỏa thuận với hội viên trong quá trình làm việc, chúng tôi không chỉ đạo.

 

Mặc dù không chỉ đạo việc làm chứng nhận “tám chữ vàng” nhưng với những công văn gửi các cơ sở hội giới thiệu về doanh nghiệp Phúc Hưng, hội CCB thành phố Hòa Bình vô tình đã “bảo lãnh” cho việc chụp ảnh của các doanh nghiệp này và với việc thông tin không rõ ràng, doanh nghiệp này đang lợi dụng uy tín của các cấp hội CCB để kinh doanh dịch vụ chụp ảnh lưu niệm trong khi chất lượng ảnh lại không đảm bảo. Điều đáng nói là doanh nghiệp này lại không ở trên địa bàn tỉnh, hình thức trả ảnh và thanh toán tiền đều thông qua chi hội nên nhiều hội viên dù không ưng ảnh vẫn phải chấp nhận lấy ảnh và trả tiền. Thực tế, rất nhiều hội viên lấy ảnh về thì không dám treo vì ảnh quá khác người mà thông tin lại không đúng. Cũng theo bà Liên, tiếng là miễn phí nhưng doanh nghiệp này cũng “chém” rất mạnh tay với những ảnh chụp ngoài, ví dụ 3 ảnh thẻ 3x4” phóng thêm có giá 30.000 đồng.

 

Chụp ảnh “sổ vàng truyền thống” là một chủ trương hợp lý. Tuy nhiên, để làm được việc này trên địa bàn tỉnh không thiếu những doanh nghiệp chụp ảnh đảm bảo chất lượng, mặt khác, nhiều CCB cũng thẳng thắn khẳng định sẵn sàng đóng góp kinh phí để chụp được những tấm ảnh chất lượng. Vì vậy, thiết nghĩ không nhất thiết phải hợp đồng với một doanh nghiệp cách xa hàng trăm km để đến chụp ảnh bởi kèm theo chữ “miễn phí” là những dịch vụ đắt đỏ, chiêu bài lừa đảo khác, quan trọng hơn, khi nhận ra chất lượng dịch vụ kém thì doanh nghiệp đã “cao chạy xa bay”.

 

 

 

 

                                                                          P.L

 

 

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục