Các tổ viên tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (TPHB) trò chuyện, trao đổi với nhân dân trong tổ nắm bắt tình hình, đời sống nhân dân trên địa bàn.

Các tổ viên tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (TPHB) trò chuyện, trao đổi với nhân dân trong tổ nắm bắt tình hình, đời sống nhân dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh tại các địa phương trong tỉnh, nhiều cử tri đề đạt ý kiến kiến nghị có chế độ thù lao hỗ trợ cho các đối tượng không chuyên trách tham gia công tác tại cơ sở góp phần động viên, tạo điều kiện có thêm khoản thu nhập để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ, trong đó có đối tượng là các hoà giải viên.

 

Ngày 5/12/2014 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 113/2014/NQ-HĐND (Nghị quyết 113) (được thông qua ngày 4/12/2014, kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khoá XV, nhiệm kỳ 2011-2016) quy định mức chi cho công tác hoà giải ở cơ sở, trong đó quy định mức chi thù lao cho hoà giải viên (đối với các hoà giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hoà giải thành) là 140.000/vụ, việc/tổ hoà giải. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trong thực tế còn nhiều vấn đề quan tâm.

 

Qua tìm hiểu tại các địa phương trong tỉnh cho thấy nhìn chung đến thời điểm này, số đơn vị thực hiện việc chi thù lao cho hoà giải viên chưa nhiều, có huyện chưa có đơn vị nào triển khai thực hiện, một số huyện thì có xã thực hiện chi, có xã chưa. Thành phố Hoà Bình là một trong số ít địa phương đã thực hiện chi thù lao cho hoà giải viên. Đồng chí Đinh Anh Hoàng, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Hòa Bình cho biết: Thành phố đã thực hiện việc chi hỗ trợ thù lao cho các hoà giải viên cơ sở từ nhiều năm nay. Những năm trước thực hiện mức chi 120.000 đồng/vụ, việc phức tạp hoà giải thành, 80.000 đồng/vụ, việc bình thường hoà giải thành. Từ đầu năm nay, thực hiện Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh, một số xã, phường đã chi thù lao theo mức 140.000 đồng/vụ, việc hoà giải thành. Từ đầu năm đến nay, các xã, phường đã chi thù lao cho 29 vụ, việc hoà giải thành, tuy nhiên, vẫn còn những đơn vị chi trả ở mức 80.000-120.000 đồng/vụ, việc. Thành phố đã quán triệt từ nay đến cuối năm, tất cả các vụ, việc hoà giải thành sẽ chi theo mức quy định tại Nghị quyết số 113 của HĐND tỉnh.

 

Đà Bắc là một trong những huyện chưa có đơn vị nào thực hiện việc chi thù lao cho hoà giải viên cơ sở. Bà Xa Thị Ngọc, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đà Bắc cho biết: Theo quy định, việc chi thù lao cho hoà giải viên do UBND xã thực hiện, kinh phí trích từ ngân sách xã. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có đơn vị nào triển khai chi theo mức chi quy định tại Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh, nguyên nhân chính được phản ảnh là do xã không có kinh phí để chi trả. Tìm hiểu tại một số địa phương khác cho thấy đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của việc chưa thực hiện chi thù lao cho hoà giải viên đối với mỗi vụ việc hoà giải thành. Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Tư pháp huyện Lương Sơn cho rằng, ngoài nguyên nhân việc UBND xã không thực hiện chi còn do yếu tố mập mờ trong hoà giải, xác định tính chất vụ việc hoà giải thành là căn cứ để chi thù lao. Bên cạnh đó, bản thân hoà giải viên sau khi hoà giải thành vụ việc không làm hồ sơ đề nghị chi thù lao nên xã không có căn cứ, cơ sở để chi trả, cũng có những hoà giải viên tham gia hoà giải vì tình làng nghĩa xóm, không vì mục đích lấy tiền nên không để ý đến việc làm đề nghị chi tiền, chỉ báo vụ việc đã hoà giải thành. Theo ông Bùi Mạnh Tường, Trưởng phòng Tư pháp huyện Lạc Thuỷ, ngoài những yếu tố nêu trên thì xã cũng cần xây dựng kế hoạch, dự toán về nguồn chi cho công tác hoà giải ở cơ sở để bảo vệ dự toán đầu năm, như vậy mới thuận lợi cho việc chi trả khi phát sinh vụ việc hoà giải thành. Nếu không xây dựng dự toán, không bảo vệ được tài chính thì việc chi trả sẽ gặp khó khăn bởi kinh phí chi trích từ ngân sách của xã.

 

Tuy còn nhiều ý kiến nhưng có thể thấy rằng, việc quy định chi thù lao cho hoà giải viên hết sức thiết thực với hoạt động hoà giải ở cơ sở. Ông Nguyễn Văn Sinh, tổ trưởng tổ dân phố và tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (thành phố Hoà Bình) cho biết: Những năm trước tổ hoà giải thực hiện hoà giải thành nhiều vụ việc xảy ra nhưng không biết quy định được hỗ trợ nên không làm đề nghị. Trong những tháng đầu năm nay tổ hoà giải thành 2 vụ việc, làm hồ sơ đề nghị UBND phường chi thù lao với số tiền 280.000 đồng (140.000 đồng/vụ, việc). Số tiền này được bổ sung vào quỹ của tổ, tuy không nhiều nhưng cũng tạo điều kiện để tổ có kinh phí khi tổ chức các hoạt động như họp các thành viên triển khai công tác, họp bàn chuẩn bị cho cuộc hoà giải… Cùng với quy định về chi thù lao cho hoà giải viên, Nghị quyết 113 còn quy định chi hỗ trợ hoạt động của tổ hoà giải với mức 80.000 đồng/tổ/tháng. Chị Dương Thị Thu Nga, công chức tư pháp - hộ tịch phường Hữu Nghị cho biết: Theo quy định, định mức chi này cũng do ngân sách địa phương tự cân đối chi trả nhưng khó triển khai thực hiện, đây cũng là một quy định không khả thi vì hầu như chưa có đơn vị nào thực hiện được. Với địa bàn phường có 25 tổ dân phố, nếu thực hiện mỗi năm ngân sách sẽ chi 24 triệu đồng cho các tổ hoà giải, tuy nhiên, hoạt động hoà giải mang tính đặc thù, có tổ hoạt động có tổ không, chủ yếu chỉ hoạt động khi có vụ việc xảy ra. Việc chi cố định hàng tháng không phù hợp, thay vào đó có thể nâng mức thù lao cho các hoà giải viên khi hoà giải thành một vụ việc cao hẳn lên thì sẽ hiệu quả hơn, có tác dụng thiết thực động viên, khuyến khích các hoà giải viên. Từ đầu năm đến nay, các tổ hoà giải trên địa bàn phường đã hoà giải thành 12 vụ việc, được chi thù lao với số tiền 1.680.000 đồng.

 

Những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chi thù lao cho hoà giải viên là những vấn đề cần được quan tâm tháo gỡ, UBND cấp xã cần có giải pháp để thực hiện việc chi đúng quy định, đầy đủ, đưa chính sách, Nghị quyết vào cuộc sống. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền Nghị quyết cần được đẩy mạnh, sâu rộng đến cơ sở để đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là những người làm công tác hoà giải nắm bắt thông tin, thực hiện quyền lợi để được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định.

 

                           Hà Thu

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục