Lãnh đạo và các hội viên CCB thành phố Hòa Bình thăm quan mô hình trồng rừng của CCB Nguyễn Trung Thành tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

Lãnh đạo và các hội viên CCB thành phố Hòa Bình thăm quan mô hình trồng rừng của CCB Nguyễn Trung Thành tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

(HBĐT) - Trong chiến đấu, họ là những người lính quả cảm chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Dù xuất thân từ chiến sĩ biên phòng, quân y hay cán bộ hậu cần, sĩ quan… về với đời thường, những chiến sĩ ấy tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, không lùi bước trước khó khăn, thử thách, đoàn kết cùng vượt lên giành nhiều thắng lợi trên trận tuyến mới - trận tuyến phát triển kinh tế, chống đói - nghèo, lạc hậu.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình thương binh hạng 1/4 Đinh Gia Tải ở xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc (Yên Thủy), nhìn cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi, được nghe ông kể về  thành quả phát triển kinh tế, ít ai biết gia đình ông từng trải qua thời kỳ vất vả, khó khăn, bản thân ông đang mang trong mình thương tật do chiến tranh để lại. Rời quân ngũ về với đời thường, ông từng bươn chải nhiều nghề để kiếm sống. Năm 2008, được bạn bè, đồng đội giúp đỡ, ông đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất gạch bê tông. Không quản ngại khó khăn, ông đi nhiều nơi tìm đầu mối tiêu thụ, kiên trì giữ uy tín, chất lượng. Sau một thời gian, cơ sở của ông đã được nhiều địa phương khác cũng như nhân dân trong vùng đến thăm quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn. Hiện nay, với công suất từ 1.800 - 2.000 viên/ngày, cơ sở sản xuất gạch bê tông của gia đình CCB Đinh Gia Tải tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi lợn thịt, trung bình mỗi năm thu về trên 100 triệu đồng. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng.

 

Một tấm gương khác đại diện cho những CCB vươn lên từ gian khó, đó là CCB Đinh Hữu Khải ở xóm Long Giang, xã Lạc Long (Lạc Thủy). Năm 1975, sau 7 năm tham gia nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Lào, về với đời thường, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn, bấp bênh. Với bản chất người lính, năm 1989, ông mạnh dạn nhận khoán 3,6 ha đất lâm nghiệp gần nhà đầu tư trồng rừng kết hợp với chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2008, ông đầu tư thêm 1,8 ha đất rừng để trồng cây ăn quả và mở rộng mô hình trang trại. Xuất phát từ ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông Khải đã có 4,2 ha keo và 1,8 ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, gia đình còn có 2 con lợn nái, 6 con lợn thịt và trên 40 con gà đẻ. Thu nhập từ mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp, gia đình ông thu trên 100 triệu đồng/năm  (đã trừ chi phí).

 

Đến xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc), hỏi thăm về CCB Trần Phượng  ai cũng tỏ ý khâm phục, quý mến. Rời quân ngũ năm 1976, ông về công tác tại huyện Tân Lạc. Cũng từ đây, ông bắt đầu yêu thích loài ong, sau khi nghỉ hưu, ông Phượng nghĩ đến việc nuôi ong lấy mật để cải thiện đời sống gia đình. Từ 1 - 2 thùng ong nuôi ban đầu, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, đặc tính của loài ong như: xây tổ, chia đàn, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong..., từ đó ông đã nhân số lượng đàn ong. Đến nay, gia đình ông có trên 100 thùng ong do ông tự thiết kế (trên diện tích rộng hơn 2.000 m2). Mỗi năm cho thu vài trăm lít mật với giá hiện nay từ 160.000 - 170.000 đồng/lít, mỗi năm thu nhập từ nuôi ong được 70 - 80 triệu đồng. Hương vị mật ong rừng của gia đình ông đã có tiếng, nhiều người ở địa phương và các huyện lân cận đến mua, học hỏi và ông không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi ong đến tìm hiểu. Ngoài nuôi ong, gia đình ông còn trồng 10 ha keo tai tượng và nhiều loại cây cảnh khác... Có thể nói, những việc làm ý nghĩa mà CCB Trần Phượng và những CCB khác đang thực hiện được ví như những giọt mật ngọt ngào của loài ong đang hàng ngày hăng say, không quản khó nhọc để dâng đời niềm vui, niềm hạnh phúc.

 

Đó chỉ là 3 trong nhiều CCB tiêu biểu của tỉnh đi đầu trên trận tuyến mới - trận tuyến phát triển KT-XH, chống đói nghèo, lạc hậu. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 8.600 mô hình CCB làm kinh tế trong các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, gia trại, trong đó có khoảng 6.795 mô hình thu nhập từ 300 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, các CCB đã phấn đấu không ngừng, luôn tiên phong trong phong trào phát triển KT-XH ở địa phương. Được thăm quan mô hình kinh tế và nghe những câu chuyện làm ăn của các CCB năm xưa, chúng tôi thầm cảm phục ý chí vươn lên của những người lính - Họ đã và đang làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước.

 

                                                                                  

 

                                                                                  Hoàng Huy

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục