(HBĐT) - Là tỉnh miền núi với địa hình cách trở, có nhiều địa phương thuộc vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 70% dân số toàn tỉnh. Do đó, những năm qua, việc phát triển quy mô, mạng lưới và nâng cao chất lượng các trường chuyên biệt được tỉnh ta đặc biệt quan tâm.


Trường PT DTNT THCS&THPT Kim Bôi (Kim Bôi) được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ công tác dạy và học.

Thành lập mới các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú (PTDTNT, PTDTBT) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được ngành GD&ĐT chú trọng. Trong năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập trường PTDTNT THCS&THPT B Mai Châu trên cơ sở kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên và nâng cấp cơ sở vật chất trường PTDTNT THCS B huyện Mai Châu. Kết thúc năm học 2018 – 2019, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT, trong đó có 11 trường PTDTNT THCS&THPT (tăng 1 trường so với năm học 2017-2018), 1 trường PTDTNT THCS, 1 trường PTDTNT THPT tỉnh. Tổng số có 132 lớp (tăng 10 lớp so với năm học 2017-2018) với 3.708 học sinh, trong đó có 2.474 học sinh cấp THCS và 1.234 học sinh cấp THPT. Đặc biệt, có 9/13 trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia (chiếm 69%) tổng số trường.

Toàn tỉnh có 13 trường PTDTBT, trong đó có 2 trường tiểu học, 5 trường THCS, 6 trường TH&THCS với tổng số 2.477 học sinh, trong đó có 1.745 học sinh được hưởng chế độ học sinh bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở luôn quan tâm chỉ đạo các trường PTDTNT thực hiện tốt chương trình và kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT. 100% học sinh các trường PTDTNT tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Thời gian dạy học 2 buổi/ngày được bố trí cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các trường PTDTNT, PTDTBT quan tâm tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động văn nghệ, TDTT, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với học sinh. Gắn chất lượng, kết quả dạy học của nhà trường, của học sinh với trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên. Giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các trường lựa chọn phương án tổ chức dạy học lớp ghép, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ các điểm trường khó khăn có cơ hội đến trường. Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 176 lớp ghép với 1.786 học sinh. 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp ghép đã được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ thuật quản lý và giảng dạy lớp ghép. 

Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường PTDTNT, PTDTBT phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố thực hiện hiệu quả công tác nội vụ. Tổ chức thực hiện tốt công tác học sinh nội trú, bán trú như: xây dựng nội quy khu nội trú, nội quy phòng ở, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; xây dựng lối sống văn minh, thanh lịch của học sinh dân tộc nội trú, bán trú; tổ chức, hướng dẫn và tạo cho học sinh nền nếp, ý thức, phương pháp tự học. Nhờ vậy, hiện nay, các nhà trường đều có phòng ở cho học sinh tương đối sạch sẽ, nhà bếp nấu ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc được thực hiện đầy đủ. 100% trường PTDTNT tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ngay từ đầu năm học, chủ động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường.

Các nhà trường thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trường PTDTNT, tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và THPT. Một số nhà trường tăng cường lao động sản xuất cải thiện cuộc sống như tổ chức trồng rau xanh phục vụ bếp ăn, nuôi gia súc, gia cầm... làm thức ăn cải thiện.

Đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Việc phát triển về quy mô, mạng lưới các trường PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn tỉnh cho thấy sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với giáo dục nói chung, giáo dục dân tộc thiểu số nói riêng. Từ đó, chất lượng các trường chuyên biệt được nâng lên đáng kể. Năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi trong các trường PTDTNT đạt 12,4%, hạnh kiểm tốt đạt 85,81%. Đây sẽ là nguồn cán bộ dân tộc thiểu số chất lượng, tiềm năng cho tỉnh.

Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục