(HBĐT) - Thầy Bùi Văn Thiện, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ sử dụng hiệu quả phương pháp giáo dục Stem trong dạy học môn Vật lý. Cô Phạm Khánh Ly, trường THPT Lương Sơn áp dụng phần mềm Google Form, Quiziz ôn thi tốt nghiệp. Cô Phạm Thị Thu, trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Cao Phong sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử lớp 12. Cô Trương Mai Hương, trường THPT Công Nghiệp sử dụng các đoạn phim tư liệu tạo hứng thú học tập cho học sinh...


Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao giấy khen cho các giáo viên đoạt giải nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm học 2021 - 2022.

Đó là các giáo viên vừa tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm học 2021 - 2022 được đánh giá cao về bài thi trình bày biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Theo đánh giá, điểm nổi bật của hội thi năm nay là các thầy, cô đã vận dụng linh hoạt tinh thần đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, các phương pháp giáo dục hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều giáo viên đã thể hiện rõ tư duy đổi mới, tính chủ động, sáng tạo, thiết thực trong từng cách thức thực hiện...

Hội thi năm nay được tổ chức từ ngày 5 - 8/4, thu hút 70 giáo viên các trường có cấp THPT và 4 giáo viên khối GDTX THPT với 3 môn Vật lý, Lịch sử, Giáo dục công dân đối với cấp THPT và môn Sinh học đối với khối GDTX THPT. Các giáo viên đã thể hiện bản lĩnh ở 2 phần thi: Trình bày các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; thực hành giảng dạy.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, nhiều giáo viên đã thể hiện được kiến thức bộ môn vững vàng, thiết kế bài giảng khoa học, sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động, coi trọng việc khuyến khích học sinh, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. Đặc biệt, hầu hết giáo viên dự thi đều đầu tư, chuẩn bị công phu, nội dung bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, làm bật trọng tâm của bài, phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó đảm bảo chất lượng giờ dạy. Ở nhiều tiết dạy, giáo viên thiết kế câu hỏi và bài tập có tính liên hệ thực tiễn cao, tạo hứng thú cho học sinh và tăng cường sự tương tác. Nhiều tiết dạy tiếp cận tốt các phương pháp của Chương trình GDPT 2018. Điển hình ở môn Giáo dục công dân có tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả của cô Bùi Thị Thuận, trường THPT Yên Hòa; cô Lê Thị Hồng Hạnh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ; cô Nguyễn Thị Hoàng Vượng, trường THPT Cù Chính Lan; cô Quách Thị Duyên, trường THPT Quyết Thắng... Ở môn Lịch sử có tiết dạy ấn tượng của cô Nguyễn Thị Việt Hà, trường THPT Lạc Long Quân; thầy Trịnh Văn Tuấn, trường THPT Mai Châu B... Từ hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực hành làm bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức gắn với định hướng thi tốt nghiệp THPT... đều hấp dẫn, cuốn hút, nhiều phong cách. Nhìn chung, các giáo viên đoạt giải cao đều có sáng kiến tốt về nâng cao chất lượng giáo dục, tiết dạy hấp dẫn, tạo được hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Chất lượng chuyên môn tốt chính là ưu điểm nổi bật tạo nên thành công của hội thi.  

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Ban tổ chức, Trưởng Ban giám khảo Đinh Thị Hường cho biết: Tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp buộc Ban tổ chức phải lùi lịch thi, các giáo viên cũng phải thay đổi bài dạy cho phù hợp. Khắc phục khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao, các đơn vị, nhà trường, giáo viên đã thể hiện được quyết tâm và bản lĩnh, tạo nên thành công cho hội thi. Năm nay, xuất hiện nhiều giải pháp hữu ích nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Cùng với lòng yêu nghề và nghiệp vụ sư phạm được đánh giá cao, nhiều giáo viên có tinh thần đổi mới giáo dục thể hiện trong các phần thi xuất sắc. Đây không chỉ là ưu điểm nổi bật, góp phần quan trọng tạo nên thành công cho hội thi mà còn là tiền đề cho thấy các giáo viên dạy giỏi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, bản lĩnh để bắt đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp THPT, trước mắt là năm học 2022 - 2023 thực hiện đối với lớp 10. Trên lộ trình đổi mới GD&ĐT, các thầy, cô là lực lượng tiên phong, nòng cốt nâng cao chất lượng giáo dục.


Thu Trang



Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục