(HBĐT) - Nhà văn Bùi Đức Khiêm, nguyên Tổng Biên tập Báo Công Thương vừa đến thăm và tặng hơn 600 đầu sách, tạp chí về văn học cho Trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Kim Bôi.
Nhà văn Bùi Đức Khiêm trao tặng sách cho Ban giám hiệu nhà trường trước sự chứng kiến của các em học sinh.
Nhà văn Bùi Đức Khiêm sinh ra và lớn lên ở xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi. Học hết THPT, ông thi đỗ và học tại Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Năm 1976 tốt nghiệp, ông được nhận công tác ở Báo Thương nghiệp, sau là Báo Thương mại - Cơ quan của Bộ Thương mại khi đó.
Do có năng lực viết báo, ông trưởng thành từ họa sĩ, phóng viên rồi làm Tổng Biên tập Báo Thương mại, từ năm 2008 là Báo Công Thương.
Ngoài công tác báo chí, ông Bùi Đức Khiêm còn sáng tác văn, thơ và từng có nhiều bài đăng trên các báo Văn nghệ, Tiền phong, Lao động, Thiếu niên tiền phong… Năm 1989 – 1992, ông học tiếp Trường đại học Viết văn Nguyễn Du, sau đó được kết nạp là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Cho đến nay, ông đã có ba tập thơ: …Và em (NXB Hội Nhà văn năm (2001), Cái lược của gà trống (thơ viết cho thiếu nhi - NXB Văn hóa Dân tộc năm 2009) và Câu bình minh (sắp được xuất bản).
Hơn 600 đầu sách tặng Trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Kim Bôi được lấy ra từ tủ sách cá nhân của ông. Đó là các tác phẩm văn học của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở trong nước cũng như nước ngoài qua nhiều thời kỳ… Việc tặng sách nhằm góp phần bổ trợ, lan tỏa thêm kiến thức về văn học nói riêng và xã hội nói chung đến học sinh các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Tại lễ trao tặng sách, thầy hiệu trưởng Lưu Mạnh Cường thay mặt Ban giám hiệu nhà trường và các em học sinh cảm ơn tình cảm sâu đậm của nhà văn Bùi Đức Khiêm đối với quê hương Kim Bôi. Thầy hiệu trưởng tin rằng, việc tặng hàng trăm tập sách quý của một nhà báo, nhà văn, lại nguyên là học sinh trường cấp II, cấp III Kim Bôi trưởng thành sẽ tiếp thêm động lực, sự tự tin cho nhiều học sinh Trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Kim Bôi tiếp tục học lên các cấp học cao hơn.
P.V
(HBĐT) - Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 - 2023, tỉnh ta có 72 thí sinh tham dự ở 12 bộ môn: Toán học, Hóa học, Sinh học, Tin học, Vật lý, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung. Kết quả, có 28 thí sinh đạt giải (tăng 5 giải so với kỳ thi năm học 2021 – 2022).
"Cần khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy học và bổ sung biên chế để thực hiện hiệu quả đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" - Đây là vấn đề được đưa ra tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, diễn ra chiều 13/3.
Năm 2022, mặc dù có nhiều lợi ích như tránh việc đi lại, tốn kém cho thí sinh, cũng đã có những sai sót xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
(HBĐT) - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những tiêu chí quan trọng, mang tính thiết thực, ý nghĩa đối với học sinh. Đây là khoảng thời gian các em có sự trải nghiệm sau những giờ học. Chính vì vậy, Hội Đồng đội huyện Mai Châu luôn quan tâm định hướng, chỉ đạo các liên đội chủ động, sáng tạo để tạo cho các em những khoảnh khắc đáng nhớ và học được những kỹ năng thiết thực trong cuộc sống qua hoạt động trải nghiệm.
(HBĐT) - Ngày 9/3, Khối thi đua số 5, Hội Khuyến học tỉnh do Bộ CHQS tỉnh làm Trưởng khối đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác khuyến học và bàn giao Trưởng khối thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Trong chuyến công tác đến thăm một gia đình nghèo thuộc một xã của huyện Yên Thủy, tôi đặc biệt ấn tượng với lời chia sẻ của đồng chí Vũ Mạnh Tùng, Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) huyện: Dù khó khăn đến mấy, những người làm khuyến học cũng không từ nan. Bước chân của họ như không biết mỏi vì trái tim luôn tràn đầy nhiệt huyết. Chỉ cần ở đâu có con người là ở đó có bước chân những người làm khuyến học…