Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đẩy mạnh tuyên truyền triển khai việc thu học phí không dùng tiền mặt trong các trường học trên địa bàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số trong các nhà trường.


Học sinh Trường TH&THCS An Lạc, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) trong giờ học.

Để tạo chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, từ 70 - 80% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 - 100% trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Sở GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ nền tảng thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt: VNPT, Viettel, MISA để thiết lập hệ thống thu không dùng tiền mặt triển khai đến các cơ sở giáo dục. Đồng thời, chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục triển khai hệ thống thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt, vận động cha mẹ học sinh thực hiện nộp các khoản thu không dùng tiền mặt. 

Theo đánh giá, hình thức thu học phí không dùng tiền mặt - tự động hóa toàn bộ quy trình mang đến lợi ích cho các bên: Có thể đóng tiền mọi lúc, mọi nơi; tức thời nhận thông báo học phí; không cần mở thêm tài khoản ngân hàng; an toàn, tin cậy, tiết kiệm thời gian thu, kiểm đếm tiền, ghi chép sổ sách, nộp tiền ngân hàng; tránh rủi ro sai sót, thất thoát; tiết kiệm thời gian, biên lai, hoá đơn… Hình thức này được khẳng định là xu thế mới, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm thu và sẽ sớm được đẩy mạnh thực hiện tới 100% nhà trường.

Thống kê đến tháng 11/2023, toàn tỉnh có 100% cơ sở giáo dục thiết lập hệ thống thu không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc thu mới đạt 21,2% số cha mẹ học sinh. Nguyên nhân việc thu chưa đáp ứng yêu cầu do người dân chưa có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều gia đình chưa có tài khoản thanh toán. Cùng với đó, thực tế hiện nay, lãnh đạo một số trường và kế toán các trường cũng chưa thực sự mặn mà… Bên cạnh đó, hệ thống nền tảng của Viettel và VNPT do miễn phí nên chất lượng chưa đảm bảo. Bởi lẽ, hệ thống nền tảng chưa đáp ứng do các khoản thu phức tạp, mức đóng không đồng đều, có phụ huynh đóng theo tháng, có phụ huynh đóng theo quý và có phụ huynh đóng theo năm. Một trường có thể có đến 7 - 8 mức thu học phí khác nhau, theo vùng cư trú của học sinh và chế độ miễn giảm…

Về vấn đề này, theo đồng chí  Bùi Ngọc Lâm, chuyên viên Phòng Tài chính - Kế hoạch, Sở GD&ĐT, hiện tại các ngân hàng đã trả chi phí nền tảng và thực hiện thu hộ, MISA cung cấp nền tảng tích hợp với phần mềm kế toán. Đối với giải pháp này đã được thí điểm  hiệu quả, thời gian tới sẽ mở rộng mô hình. 

Ngành GD&ĐT tỉnh đã thảo luận với 3 ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ là VietinBank, HD Bank và Ngân hàng Liên Việt. Đối với giải pháp này, phụ huynh không cần phải có tài khoản, có thể nhờ bất cứ ai, đến bất kỳ điểm giao dịch của các ngân hàng hay đơn vị có chức năng chuyển tiền là giao dịch được. Kế toán đơn vị theo dõi được chi tiết các khoản nộp và không phải tự bóc tách khoản thu nộp. 

"Nhìn chung, các cơ sở giáo dục không có khả năng chi trả chi phí thuê dịch vụ nền tảng, có hỗ trợ của các ngân hàng sẽ đẩy mạnh thực hiện vào năm học sau. Sau Tết Nguyên đán 2024 tiến hành triển khai và hoàn thiện hệ thống, đào tạo, bồi dưỡng để năm học mới sẵn sàng. Bởi các khoản thu của ngành Giáo dục thường tập trung chủ yếu vào đầu năm học”, đồng chí Bùi Ngọc Lâm cho hay.


Hồng Trung

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục