Thí sinh dự thi tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2011.

Thí sinh dự thi tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2011.

Lo không tuyển đủ chỉ tiêu, sáng nay, ngày 5/8, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập đã khẩn trương triệu tập các thành viên, tổ chức “hội nghị Diên Hồng” để tập trung ý kiến kiến nghị Bộ về cách tính điểm sàn.

 

Giữ nguyên điểm sàn, trường sẽ… “chết”

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến điểm sàn năm nay sẽ không thấp hơn năm 2010 (13 điểm với khối A, D và 14 điểm với khối C, B).

Tuy nhiên, lãnh đạo các trường đại học ngoài công lập cho rằng, với mức điểm này, trường sẽ… “chết” vì không thể tuyển được sinh viên.

Ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng Đại học Thành Tây cho biết, các trường đại học ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu vì không có nguồn tuyển. Sau 4 năm tuyển sinh, số sinh viên đăng ký vào trường giảm dần đều. Năm đầu tuyển được 700 em, năm thứ 2 còn 600, năm thứ 3 giảm xuống 400 em. “Năm nay chúng tôi làm mọi cách nhưng không biết có tuyển nổi 200 em hay không,” ông Huỳnh lo lắng nói.

Mặc dù Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định điểm sàn sẽ được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tổng số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên sẽ nhiều hơn tổng số chỉ tiêu Bộ giao cho các trường, nhưng ông Huỳnh cho rằng, Bộ cần phải tính kỹ hơn nữa vì số thí sinh đỗ ảo rất lớn.

Theo đó, ông Huỳnh kiến nghị có thể
hạ điểm sàn, tùy theo nhu cầu xã hội.

“Chủ trương của Đảng là xã hội hóa giáo dục, nhưng cứ đà này, không tuyển được sinh viên, chúng tôi chỉ còn cách giải tán. Đó là thực trạng đáng báo động,” ông Huỳnh bức xúc.

Đây cũng là chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Hoàng Trọng Yêm, Trường Đại học Lương Thế Vinh, Nam Định. Ông Yêm cho rằng, điểm sàn cần đảm bảo nguồn cho các trường đại học công lập và ngoài công lập. Muốn thế phải xác định số ảo vì hàng năm số ảo rất lớn, như Đại học Dân lập Lương Thế Vinh là 35%. Số ảo lớn như vậy, nguồn không có thì các trường ngoài công lập sẽ
không tuyển đủ.

Có thể có hai điểm sàn?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã có văn bản kiến nghị Bộ xem xét xác định điểm sàn theo một trong hai phương án. Cụ thể, phương án 1 là giao cho các trường đại học, cao đẳng căn cứ vào chỉ tiêu được phân, khả năng nguồn tuyển, yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, của vùng mà kiến nghị điểm sàn cho trường mình, trình Bộ duyệt.

Phương án 2 là nếu vẫn giữ nguyên “điểm sàn chung” cho cả nước, thì phải chấp nhận điểm sàn tương đối thấp để có số dôi dư nguồn tuyển từ điểm sàn trở lên nhiều hơn năm trước mới thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh của các trường.

Tuy nhiên, tại cuộc họp sáng nay, chính lãnh đạo các trường đại học ngoài công lập phải thừa nhận rằng phương án 1 là không khả thi vì khi đã thi “ba chung” thì đương nhiên phải có điểm sàn chung.

Về phương án 2, nhiều ý cho rằng Bộ nên hạ điểm sàn để số thí sinh đạt trên điểm sàn nhiều hơn, hoặc lấy hai mức điểm sàn khác nhau.

Theo Giáo sư Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hải Phòng, rất nhiều trường đại học công lập chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn. Do trường công lập học phí thấp hơn, tâm lý xã hội cũng đề cao hơn nên khi tuyển cùng mức điểm, trường ngoài công lập không thể cạnh tranh.

Cùng nhận định này, ông Lê Công Huỳnh cho rằng khi các trường công lập cũng lấy điểm chuẩn thấp thì không còn nguồn nào cho trường ngoài công lập.

Do đó, ông Huỳnh kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đưa ra hai mức điểm sàn cho hai loại hình trường, điểm sàn trường công lập cao hơn điểm sàn trường dân lập.

Đồng tình với ý kiến ngày, lãnh đạo Đại học Dân lập Thăng Long đưa ra con số cụ thể hơn: điểm chuẩn của trường ngoài công lập thấp hơn khoảng nửa điểm đến 1 điểm so với trường công lập. Như thế sẽ đỡ cho các trường rất nhiều.

Tuy nhiên, ông Trần Hữu Nghị lại cho rằng, nếu theo cách trên, các trường ngoài công lập đã tự xếp mình ở “chiếu dưới,” làm cho tâm lý xã hội đã nghi ngại lại càng thêm không tin tưởng vào chất lượng đào tạo của trường dân lập.

Theo đó, ông Nghị kiến nghị Bộ nên có cách xác định điểm sàn hợp lý để không trường nào không tuyển đủ chỉ tiêu. “Mặc dù chưa có thông tin về điểm thi của tất cả các trường, nhưng với tình hình kết quả thi của một số trường mà tôi biết, tôi cho rằng điểm sàn năm nay nên hạ khoảng 1 điểm là hợp lý,” ông Nghị nói./.

 
                                                                                               Vietnam+
 
 

Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục