Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ra nghị quyết về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.

 

               Một lớp học của học sinh vùng khó khăn. (Nguồn: Internet)

Tổng dự toán ước tính để thực hiện khoảng gần 40 tỷ đồng/năm, từ nguồn ngân sách tỉnh. Việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh cũng như với cán bộ quản lý tại các trường nội trú dân nuôi nhằm giúp học sinh ở xa có điều kiện ở lại trường trong tuần để học tập.

Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú đáp ứng mong mỏi của con em các dân tộc Hà Giang. Tuy nhiên, ngoài đối tượng được hưởng chính sách của Trung ương, Hà Giang còn gần 34.000 học sinh nghèo đang học bán trú tại các điểm trường phổ thông khác, đều là các đối tượng khó khăn, nếu không được hỗ trợ sẽ phải nghỉ học.

Chính sách của Hà Giang hỗ trợ cho học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp của Trung ương; cán bộ quản lý, trông coi học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh sẽ ở mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bằng 0,2 lương tối thiểu/định xuất/tháng. Học sinh trung học phổ thông học bán trú được hỗ trợ thêm 0,1 mức lương tối thiểu/học sinh/tháng để thuê nhà trọ. Cán bộ quản lý học sinh bán trú được hưởng 0,3 mức lương tối thiểu/định xuất/tháng.

Từ năm 2005, Hà Giang đã thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh nội trú dân nuôi với mức trợ cấp 45.000 đồng/học sinh/tháng; chính quyền địa phương ủng hộ lương thực, thực phẩm, xây dựng cơ bản. Gần 20.000 học sinh đã được hưởng lợi từ chính sách này. Năm 2006, mức trợ cấp được điều chỉnh lên 100.000 đồng/học sinh/tháng; cán bộ quản lý học sinh nội trú được hưởng 0,3 mức lương tối thiểu/định xuất/tháng. Để thực hiện chính sách trên, hàng năm tỉnh chi từ ngân sách địa phương vài chục tỉ đồng; riêng năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011, Hà Giang đã chi trên 30 tỷ đồng./.

 
                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục