(HBĐT) - Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, điều kiện CSSK nhân dân trong tỉnh vô cùng khó khăn. Cơ sở vật chất của ngành y tế tỉnh nhà chỉ là những lều lán tạm, dụng cụ y tế thô sơ. Đến nay, ngành đã có những bước phát triển vượt bậc đảm bảo yêu cầu khám - chữa bệnh của nhân dân.

 

Bác sĩ Hà Hữu Tiến, nguyên Trưởng ty Y tế tỉnh năm 1955-1957 kể lại: Những năm kháng chiến chống Mỹ cả Ty và Bệnh viện tỉnh chỉ là những chiếc lán bên sườn đồi ở phường Chăm Mát, có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây. Điều kiện phục vụ và cấp cứu bệnh nhân hết sức khó khăn, có khi xử lý gẫy xương đùi phải về Bệnh viện Việt Đức để xin bột. Sau những năm hòa bình lập lại, ngành Y tế đã đào tạo xây dựng mạng lưới y tế xã và thôn, bản là chính, đồng thời xây dựng bệnh xá các huyện. Tuyến huyện mở lớp đào tạo ngắn hạn vệ sinh viên trình độ từ 7 đến 15 ngày để vận động tuyên truyền vệ sinh thôn xóm “sạch làng xóm, tốt ruộng đồng”, vận động đưa chuồng gia súc ra xa nhà, làm hố tiêu ủ phân xanh bón ruộng. Năm 1956, ngành Y tế được chọn là đơn vị có phong trào vệ sinh và xây dựng mạng lưới y tế cơ sở nhất Khu 3 và được tặng cờ xuất sắc.

 

Những năm giặc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Bệnh viện tỉnh phải sơ tán. Thực hiện phương châm “ngoại khoa hóa cán bộ” và tiến hành phương án chống máy bay Mỹ, ngành đã lập thành 3 tuyến xã, huyện, tỉnh, thành lập đội lưu động có thuốc, xe cứu thương đến giúp đỡ nhân dân và cấp cứu thương,  bệnh binh ở tất cả các tuyến để hạn chế thương vong cho chiến sĩ, đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN.

 

Sau tái lập tỉnh năm 1991, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của nhân dân, ngành Y tế đã trưởng thành, đến nay có gần 3.000 CB -CNVC. Trong những năm qua, ngành khống chế được những bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh đặc thù của địa phương như sốt rét, bướu cổ, loại trừ đậu mùa, thanh toán bại liệt. Các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong sơ sinh đều giảm. Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

 

 

Các y, bác sĩ Khoa Điều trị tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh tận tình chăm sóc bệnh nhân.

 

Đến nay, 97,3% trẻ em trong tỉnh được tiêm chủng mở rộng, CSSK bà mẹ trẻ em được quản lý đến tận hộ gia đình. Các bệnh dịch mới phát sinh nguy hiểm như tả, thương hàn, H5N1, cúm A H1N1... trên địa bàn được phát hiện sớm, điều trị tích cực, khống chế không để lây lan và tử vong. 100% người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí. Hàng trăm giường bệnh đã được tăng cường cả tuyến tỉnh và tuyến huyện. Các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh đã áp dụng tiến bộ KH -KT mới trong chẩn đoán và điều trị mang lại lợi ích cho người bệnh, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến huyện, tuyến tỉnh đã được nâng cao, góp phần giảm 30% lượng bệnh nhân phải chuyển tuyến trên. Bệnh viện Đa khoa tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân với các dịch vụ kỹ thuật cao của một bệnh viện hạng 1. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao được ứng dụng và phát triển. Ngành đã có hơn 600 bác sĩ, tỷ lệ là 7, 57 bác sĩ/vạn dân. Với 12 bệnh viện đa khoa, 2 bệnh viện chuyên khoa, 210 trạm y tế xã, phường, thị trấn. 100% trạm y tế có cán bộ làm việc, 63,8% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế.

 

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Trong gian đoạn tới, ngành phát triển hệ thống y tế theo hướng công bằng và bền vững với phương châm kết hợp hài hòa giữa y tế chuyên khoa, chuyên sâu với y tế phổ cập, giữa phòng bệnh với khám, chữa bệnh - phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng đa dạng của nhân dân trong tỉnh. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế gắn liền với các cụm dân cư nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là đồng bào ở khu vực miền núi góp phần giảm thiểu chênh lệch về phát triển xã hội giữa 3 tiểu vùng trong tỉnh. Từng bước chuyển đổi phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế theo hình thức tự chủ nguồn tài chính, xã hội hóa kết hợp công tư (PPP) đặc biệt trong lĩnh vực khám - chữa bệnh, thí điểm giao quyền tự chủ hoàn toàn cho một số đơn vị sự nghiệp y tế có đủ điều kiện. Phát triển mạng lưới YTDP có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra. Ngành phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ có chất lượng tại các cơ sở y tế, bao gồm các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Các đơn vị y tế đảm bảo đáp ứng các dịch vụ y tế theo tuyến. Bảo đảm sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; phát triển hệ thống y học cổ truyền.

 

                                                                              Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục