(HBĐT) - Nhiều người hiểu rau an toàn là loại rau không phun thuốc sâu. Nhiều người trong quá trình lựa chọn rau thường chọn lại xấu mã hoặc chọn những mớ rau có sâu còn sống vì cho rằng đó là rau an toàn, rau không phun thuốc. Hiểu biết về rau an toàn như vậy là quá đơn giản và không đầy đủ

Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì là rau đảm bảo VSATTP (gọi tắt là rau an toàn).
 
Trong rau an toàn, các chất sau đây không được vượt mức tiêu chuẩn cho phép: 1 - Dư lượng hóa chất BVTV, 2 - Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, 3 - Dư lượng đạm nitrat (NO3), 4 - Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, kẽm, đồng). Tiêu chuẩn thứ 3 và 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó không gây tác hại tức thời mà tích lũy nhiễm độc theo thời gian. Tiêu chuẩn 1- 2 thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý hoặc dùng phân tươi để bón cho rau dẫn đến ngộ độc đồng loạt hoặc gây tiêu chảy, tiêu chảy cấp cho người sử dụng.
 
Việc sản xuất rau an toàn đòi hỏi yêu cầu khắt khe, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về đất trồng, nước tưới, thực hiện nghiêm ngặt quy trình gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Người tham gia sản xuất cũng phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật hoặc đào tạo qua lớp IPM trồng rau.
 
Sử dụng rau an toàn là nhu cầu bức thiết đối với người tiêu dùng. Để sản phẩm rau ngày càng trở nên an toàn, người trồng rau cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc trong quá trình sản xuất, không vì lợi nhuận mà làm ẩu. Có như vậy, chất lượng sản phẩm rau, củ, quả xanh trên thị trường mới được cải thiện, đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc đáng tiếc.

 

                                            B.M (tổng hợp)

 


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục