(HBĐT) - Hiện nay, thời tiết có sự thay đổi lớn về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm..., thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển gây bệnh cho người, nhất là đối với người già và trẻ em. Vì thế, nhiều cơ sở giáo dục (CSGD) tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB), tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan.


Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Tân Dân (Mai Châu) hướng dẫn học sinh chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Chị Nguyễn Trang Nhung, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) có con học trường mầm non Unicef. Từ đầu năm học đến nay chị rất quan tâm và khá hài lòng với các biện pháp trường đã triển khai, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh cũng như nâng cao chất lượng giáo dục thể chất. Qua nhóm zalo của lớp, chị thường xuyên kết nối với cô giáo, nắm bắt hoạt động trong ngày của cô và trò, từ đó ghi nhận tinh thần trách nhiệm của các cô khi chăm sóc trẻ trên lớp.

Chị Nhung cho biết: Các cô giáo đã nghiêm túc áp dụng cách phòng, chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp như: Hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thực hiện "bàn tay sạch”; vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, đồ dùng trên lớp; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm "ăn chín, uống sôi”, cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ… Riêng về việc truyền thông kết nối với phụ huynh, các cô kịp thời cung cấp cho phụ huynh những thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa, khuyến khích phụ huynh cho con đủ 5 tuổi đến trạm y tế phường tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19.

Từ giữa tháng 9 đến nay, thời tiết chuyển mùa kèm theo diễn biến mưa nắng đan xen, hoặc mưa ẩm kéo dài ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, đòi hỏi các CSGD phải tăng cường PCDB nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe học đường. Theo khuyến cáo của Sở Y tế, các CSGD cần lưu ý các bệnh thường gặp và nguy cơ cao lây lan trong trường học, gồm các bệnh lây qua đường hô hấp như: Covid-19, cúm, sởi, rubella; các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn, rota virus; các bệnh lây qua giọt bắn, tiếp xúc như tay chân miệng; hoặc các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... Đặc biệt cần lưu ý các trường hợp trẻ chưa được tiêm vắc xin, tiêm vắc xin phòng bệnh không đầy đủ hoặc bệnh không có vắc xin phòng. Cũng theo Sở Y tế, các CSGD cần tăng cường phối hợp các trạm y tế, cơ sở y tế cùng cấp trên địa bàn để rà soát, cung cấp thông tin trẻ mắc bệnh, trường hợp nhiều trẻ cùng mắc bệnh (chùm ca bệnh) hàng ngày. Lưu ý cần cho trẻ nghỉ học, khám bệnh và có biện pháp chữa trị, phòng, chống bệnh kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Vừa qua, Sở Y tế đã ghi nhận ổ dịch rota virus (các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, nôn, sốt) với 9 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong (do gia đình đưa đến cơ sở y tế điều trị không kịp thời) và 49 trường hợp bệnh hội chứng cúm (sốt, ho, sổ mũi, đau họng) tại trường mầm non Hoa Sen, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình). Đến nay, hầu hết các trường hợp bệnh trên đã thuyên giảm, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, đây là diễn biến đáng lo ngại, đòi hỏi các CSGD trong toàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện tốt công tác PCDB, nhất là các bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ phát sinh, lây lan trong trường học. Nắm bắt thực tế, Sở GD&ĐT đã ban hành Công văn số 2711, ngày 26/9/2022 về đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, gửi phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các đơn vị, trường học trực thuộc; các trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố và trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học khẩn trương tổ chức các hoạt động PCDB tại trường học: Tuyên truyền tới học sinh, giáo viên, nhân viên về cách phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng đối với các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, nhất là tại các trường tổ chức ăn bán trú. Tổ chức vệ sinh sạch sẽ khuôn viên trường, lớp, loại bỏ các ổ bọ gậy/loăng quăng (nếu có)… Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, các đơn vị, nhà trường tiếp tục phối hợp với cơ sở y tế tổ chức cho học sinh tiêm chủng, uống thuốc tẩy giun định kỳ; tuyên truyền để phụ huynh học sinh đưa con đi tiêm phòng các bệnh có thể phòng bằng vắc xin như cúm, rota, phế cầu… Đó là các giải pháp thiết thực nhưng đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm của nhà trường và gia đình để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trong thời điểm hiện nay.


Thu Trang


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục