(HBĐT) - Sau một năm làm việc bận rộn, dịp Tết đến, xuân về, ai cũng mong muốn được sum họp cùng gia đình. Thế nhưng, với những người công tác trong ngành Y tế, Tết lại là những ngày vất vả, bởi họ vẫn miệt mài với công việc chăm sóc, cứu chữa người bệnh. Dẫu có phần thiệt thòi, nhưng mỗi khi thấy bệnh nhân qua cơn nguy kịch, dần bình phục, đó là niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn trong những ngày trực Tết của các y, bác sỹ.

Có lẽ chuyện "lỗi hẹn” đón giao thừa cùng gia đình không còn xa lạ đối với các y, bác sỹ trực Tết. Những ngày áp Tết, chúng tôi gặp, trò chuyện với bác sỹ chuyên khoa II Phạm Lê Hưng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh mới hiểu thêm công việc cũng như cảm xúc của anh khi nói về chuyện trực Tết trong những năm qua, cũng như Tết Quý Mão đang tới gần. Bác sỹ Hưng cho biết: Tôi công tác tại BVĐK tỉnh từ năm 2015, thường xuyên trực Tết. Trong những ngày Tết, khoa thường có nhiều bệnh nhân nặng nhập viện và điều trị, đặc biệt là bệnh nhân tai biến và đột quỵ. Đón Tết ở bệnh viện không có gì khác là tiếp nhận và cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch. Công việc vất vả, nhưng mọi người đều cố gắng bố trí công việc nhà và gia đình tua trực, hỗ trợ nhau, hoàn thành tốt nhất công việc chuyên môn được giao.

Bác sỹ chuyên khoa II Tạ Huy Kiên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu có 15 năm công tác tại Bệnh viện là 15  năm trực Tết, trong đó có 13 năm trực ngày 30 Tết, 2 năm trực ngày mùng 1 Tết. Bác sỹ Kiên tâm sự: Với đặc thù Khoa Hồi sức cấp cứu phải trực 24/24h, vào mỗi dịp lễ, Tết, khoa đều xây dựng kế hoạch trực, theo vị trí, bao gồm trực đột quỵ, trực cấp cứu, cấp cứu ban đầu... Ngoài ra, còn có cấp cứu thảm họa nhằm sẵn sàng cùng xe cấp cứu đi hỗ trợ... Có cả kíp trực là lãnh đạo toàn bộ các chuyên khoa để hỗ trợ tuyến dưới tham gia cấp cứu tuyến Trung tâm Y tế huyện khi cần có sự hỗ trợ, đảm bảo thông suốt 24/24h. Kế hoạch trực Tết được xây dựng sớm và có thể bổ sung trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, trong dịp Tết, các trang thiết bị được đảm bảo từ ô xi, khí thở, máy thở, đến các loại thuốc phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân kịp thời. Với đặc thù Khoa Hồi sức cấp cứu là làm ca, các anh, chị, em trong kíp trực khá hài hòa trong phân công nhiệm vụ. Thường trong 1 tua trực có 12 cán bộ, bác sỹ, điều dưỡng được phân công ở các nhiệm vụ chuyên môn khác nhau. Việc phân công hợp lý vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa có thời gian chăm lo cho gia đình. Đặc biệt, đối với những y, bác sỹ, điều dưỡng ở thành phố sẽ trực vào ngày 30, mùng 1, tạo điều kiện cho những người ở xa trực mùng 2, mùng 3 Tết trở đi…

Đối với bác sỹ chuyên khoa I Quách Thị Lơ, Phó trưởng Khoa Nhi, cũng có 15 năm trong nghề thì cả 15 năm chị trực Tết tại Bệnh viện. Khoa Nhi hiện có 45 người, phân thành các tua trực với 9 người, gồm các y, bác sỹ, điều dưỡng. Theo bác sỹ Lơ, đón Tết ở bệnh viện cũng như ở nhà, bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình. Chúng tôi tổ chức các buổi chúc Tết bệnh nhân và bản thân chúng tôi cũng được lãnh đạo tỉnh, các cấp, ngành quan tâm thăm hỏi. Những kỷ niệm không bao giờ quên là những buổi đón Tết ở bệnh viện được gia đình các bệnh nhân đến tận nơi mời sang buồng bệnh ăn bánh chưng, mứt Tết và nhận những lời chúc tốt đẹp nhân dịp năm mới. Đây cũng là nguồn động viên lớn đối với các y, bác sỹ đón Tết ở Bệnh viện.

"Do tính chất công việc của các y, bác sỹ làm việc ở Khoa Hồi sức cấp cứu nói riêng và các khoa khác trong BVĐK tỉnh, hay bất cứ các bệnh viện, Trung tâm Y tế tuyến huyện nói chung những ngày Tết rất bận rộn, căng thẳng hơn ngày thường. Có những ca trực, bệnh nhân vào dồn dập, tất cả mọi người cùng cố gắng hết khả năng để cấp cứu bệnh nhân. Đối với bệnh nhân, họ có thể đón giao thừa trong bệnh viện một vài lần, nhưng chúng tôi thì gần như thường xuyên. Tuy nhiên, đón Tết ở bệnh viện không khí ấm áp như một gia đình, đó là mọi người gần gũi, xích lại gần nhau hơn. Mong sao Tết Quý Mão này, bệnh nhân giảm đi, nếu có thì bệnh nhẹ hơn và bệnh nhân qua được cơn nguy kịch, sớm khỏi bệnh trở về sum họp với gia đình. Dù ngày thường hay ngày Tết, điều mà chúng tôi hạnh phúc nhất là bệnh nhân sớm khỏi bệnh, bình an” - Bác sỹ Kiên tâm sự.

Hương Lan

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục