(HBĐT) - Từ đầu tháng 5, liên tiếp các đợt nắng nóng cao điểm với nền nhiệt xấp xỉ 40 độ C đã và đang ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Mới bắt đầu vào hè nhưng nắng nóng đã rất gay gắt. Theo dự báo, nền nhiệt mùa hè năm nay sẽ cao hơn so với mọi năm, đe dọa sức khỏe người dân, nhất là các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tăng huyết áp… Số lượng bệnh nhân khám, điều trị, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tăng đột biến.


Bác sỹ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám, điều trị cho bệnh nhân.

Trong đợt nắng nóng cao điểm, Khoa Hồi sức cấp cứu (BVĐK tỉnh) luôn trong tình trạng quá tải, bởi đây là nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày, phòng khám cấp cứu của Khoa tiếp đón và điều trị cho từ 25 - 30 lượt bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện tăng huyết áp, sốt cao, buồn nôn…, trong đó, tỷ lệ người từ 55 tuổi trở lên chiếm trên 60%. Bác sỹ Phạm Lê Hưng, Khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: "Thời tiết giao mùa với những diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và điều trị tại khoa tăng cao, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm. Dự báo số lượng bệnh nhân có thể tăng vọt ngay cả khi đợt nắng nóng kết thúc, bởi khi nền nhiệt thay đổi cũng là lúc cơ thể không kịp thích nghi nên càng dễ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra”.

Tình trạng quá tải cũng xảy ra tương tự tại Khoa Nhi khi các giường bệnh chật kín bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày khoa có trên dưới 10 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy cấp… Nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản... Chị Nguyễn Thị Thuận ở xã Cư Yên (Lương Sơn) cho biết: "Trong những ngày nắng nóng oi bức, cháu nhà tôi có hiện tượng nôn trớ, đi ngoài, được các bác sỹ chẩn đoán viêm ruột. Quá trình điều trị tại bệnh viện, cháu được các y, bác sỹ tận tình chăm sóc nên cháu tỉnh táo nhanh, vui chơi hoạt động bình thường. Tuy vậy, cháu vẫn được các bác sỹ khuyến cáo theo dõi sức khỏe”.

Mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, thuận lợi cho phát triển của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. Thống kê trong hơn nửa đầu tháng 5, BVĐK tỉnh tiếp đón trên 2.300 lượt bệnh nhân, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Một số bệnh phổ biến thường gặp trong mùa hè và có thể lây lan, bùng phát thành dịch trong cộng đồng như: tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, cúm, viêm não Nhật Bản, tiêu chảy cấp… Để chủ động phòng, chống các bệnh trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, BVĐK tỉnh tăng cường tuyên truyền trên trang thông tin điện tử nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh của Nhân dân. Huy động tối đa nhân lực, vật lực đảm bảo thực hiện công tác khám, chữa bệnh. Điều trị kịp thời đối với bệnh nhân có diễn biến nặng, biểu hiện bất thường…

Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: "Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa nắng nóng, người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ sức khỏe với phương châm "phòng” hơn "chống”. Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng các nguồn thực phẩm tươi, không chế biến thịt gia súc, gia cầm đã chết hoặc nhiễm bệnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và ăn uống. Thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì vậy cần uống đủ nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng. Hạn chế ra đường vào những ngày nắng nóng cao điểm, đặc biệt trong khoảng thời gian buổi trưa và đầu giờ chiều. Sử dụng điều hòa đúng cách với nhiệt độ duy trì từ 26 - 28 độ C để đảm bảo tránh tình trạng sốc nhiệt khi ra khỏi phòng lạnh. Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng quạt, điều hòa không đúng cách sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp. Trong trường hợp có những triệu chứng bất thường như sốt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, ho, khó thở… cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.


Đức Anh


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục