(HBĐT) - Theo kết quả phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh có 145 xã, gồm 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, còn lại 6 xã, phường, thị trấn không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 74,31% dân số toàn tỉnh, nhiều nhất là dân tộc Mường chiếm 64,28%.
Huyện Mai Châu đa dạng hình thức tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng hình thức sân khấu hóa
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025", trong giai đoạn I (2015 - 2020) tỉnh triển khai đề án đạt được một số kết quả: Tình trạng tảo hôn giảm qua các năm, từ 12,93% năm 2015 còn 5,34% năm 2020, giảm 7,59%; có 18 trường hợp kết hôn cận huyết thống năm 2015, đến năm 2020 không còn trường hợp nào.
Tuy vậy, nguy cơ về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn hiện hữu, còn tồn tại một số ảnh hưởng từ quan niệm, tập tục lạc hậu của một số dân tộc thiểu số cần có giải pháp can thiệp kịp thời.
Từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp các ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê có 590 trường hợp tảo hôn. Tình trạng tảo hôn có xu hướng giảm dần qua các năm, tảo hôn ở nữ giới cao hơn gấp gần 2 lần so với nam giới (trong 590 trường hợp tảo hôn, tỷ lệ nữ tảo hôn/nam tảo hôn là 391/199 trường hợp). Dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất, sau đó đến dân tộc Dao và Tày, tập trung chủ yếu ở huyện Mai Châu do có 2 xã người Mông sinh sống, tiếp đến là các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Thủy... tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng.
Từ năm 2021, đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” được tích hợp trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (tiểu dự án 2 - dự án 9). Các nội dung được thực hiện chủ yếu tại 12 trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, nguồn kinh phí được giao năm 2022 là 2.453 triệu đồng để thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ như: tổ chức 12 hội nghị triển khai kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện tại các trường phổ thông dân tộc nội trú với thành phần dự là cán bộ, giáo viên, học sinh; tổ chức 24 buổi nói chuyện chuyên đề (2 chuyên đề/trường) cho 1.390 học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản. Phối hợp các sở, ngành tổ chức cuộc thi sân khấu tìm hiểu, tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; lắp đặt 12 bảng tuyên truyền tại các trường. Biên soạn, cung cấp tài liệu, tờ rơi, áp phích, nội dung phát thanh, hỗ trợ tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của trường. Tổ chức 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng triển khai thực hiện tiểu dự án cho 350 người là bí thư, trưởng thôn, bản và trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp thôn, bản...
Triển khai mô hình trường học nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với các hoạt động: Thành lập các tổ tư vấn/câu lạc bộ tư vấn thanh niên tại 12 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các hoạt động của tổ tư vấn như: sinh hoạt tổ, xây dựng các nội dung sinh hoạt ngoại khóa, trực tư vấn, giải đáp về các vấn đề liên quan sức khỏe sinh sản, hôn nhân, tình yêu, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...
Tại các huyện, thành phố được phân bổ 2.400 triệu đồng và lồng ghép từ các nguồn vốn khác của các sở, ngành đã tổ chức các hoạt động: Tổ chức 56 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 4.124 lượt cán bộ, tuyên truyền viên ở cơ sở; tổ chức 3 đoàn thăm quan học tập kinh nghiệm cho 126 người; tổ chức các hoạt động truyền thông với 243 cuộc cho 6.163 lượt người. In sao 2.183 cuốn tài liệu, 31.777 tờ rơi tuyên truyền; 298 áp phích; 39 bảng tuyên truyền trên địa bàn các xã vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn caoo; tư vấn 71 cuộc cho 1.952 người; xây dựng 21 mô hình với 84 xã tham gia; hỗ trợ 263 buổi truyền thanh ở thôn, bản, tổ dân phố.
Việc thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn 2015 - 2022 trên địa bàn tỉnh đã giúp người dân, cán bộ cơ sở, giáo viên và học sinh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cùng với sự nỗ lực vào cuộc tuyên truyền của các ngành liên quan, chính quyền địa phương đã góp phần ngăn chặn, giảm thiểu đáng kể tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Số trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có xu hướng giảm dần theo từng năm, từ 500 trường hợp tảo hôn (năm 2015) giảm còn 263 trường hợp tảo hôn (năm 2022) và không xảy ra kết hôn cận huyết thống từ năm 2018 đến nay, cho thấy đề án đã có tác động tích cực đến kết quả ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
V.H
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khoảng 10 giờ 15 phút ngày 1/12/2023, ngay khi phát hiện 8 học sinh ở lớp 7A6 có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi ăn kẹo mua ở cổng trường, Ban giám hiệu Trường THCS Hữu Nghị, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã nhanh chóng đưa các em đến phòng y tế theo dõi và điều trị. Đồng thời báo cáo các cơ quan chức năng về sự việc.
Hiện trạng xuống cấp, thiếu thốn về trang thiết bị của Trạm y tế xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đang đặt ra nhiều khó khăn, áp lực cho hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh (KCB) của y tế cơ sở cũng như phục vụ nhu cầu KCB của Nhân dân trong xã.
Ngày 27/11, tại TP Hòa Bình, Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về "Thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các yếu tố ảnh hưởng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng mức sinh cao”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS - KHHGĐ 26 tỉnh miền núi có mức sinh cao tham dự hội thảo.
Ngày 27/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số và phát triển tỉnh phối hợp với Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), có mức sinh cao. Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Dân số và một số sở, ngành của tỉnh.
10 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội, số nhiễm HIV mới phát hiện được là 364 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Số lượng trẻ đến các bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh khám những bệnh lý về đường hô hấp đang gia tăng. Theo các bác sỹ, đây là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp do thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, việc các đơn vị tuyến dưới liên tục chuyển các ca bệnh nặng lên tuyến trên khiến cho nhiều bệnh viện quá tải.