(HBĐT) - Ngày 19/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Th., 36 tuổi, trú tại xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được truyền dịch, điều trị kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh nhân có triệu chứng khó thở, vì vậy được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1 để tiếp tục theo dõi, điều trị.


TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra tình hình sức khỏe bệnh nhân.

Tại đây, bệnh nhân làm xét nghiệm cho kết quả men gan tăng, tiểu cầu giảm, đồng thời bệnh nhân bị suy hô hấp khó thở, phải thở máy không xâm nhập và được chẩn đoán bị suy đa tạng do bệnh sốt mò gây nên.

Trước đó, bệnh nhân mang thùng ong lên núi nơi gia đình nuôi ong. 5 ngày sau, bệnh nhân bị sốt cao, đau đầu, mua thuốc về uống nhưng không hạ sốt. Thấy bệnh tình ngày càng tăng, bệnh nhân đến cơ sở y tế khám, phát hiện một vết loét ở gần bẹn có hình bầu dục, kích thước 0,5 x 1cm đã đóng vảy màu nâu đen. Vết đó bệnh nhân không có cảm giác đau nhức nên chủ quan, không nghĩ bị sốt cao chỉ vì một vết cắn nhỏ.

Sau khi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1, ba ngày sa, bệnh nhân cắt sốt và cai máy thở. Hiện nay, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đang dần ổn định.

TS, BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1 khuyến cáo: Bệnh sốt mò hay gặp vào mùa hè, nhất là mùa mưa và thường xảy ra ở vùng miền núi, đồng bằng. Để phòng ngừa bệnh sốt mò, trước tiên phải hạn chế các ổ lây bệnh, dọn dẹp, phát quang bụi cây xung quanh chỗ ở. Diệt nguồn bệnh từ các loài động vật gặm nhấm có thể mang nguồn bệnh sốt mò như chuột. Khi đi làm nương rẫy hay vào rừng phải mặc quần áo che kín cơ thể, đi ủng, hạn chế việc ngồi nghỉ dưới gốc cây hoặc nằm nghỉ trên đám cỏ. Đây là môi trường rất dễ để ấu trùng mò cư trú và có thể lây bệnh cho con người. Có thể sử dụng hóa chất để diệt các loại côn trùng như: chuột gặm nhấm, ấu trùng mò để hạn chế việc lây bệnh sang người.

Bệnh sốt mò là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây nên. Nguyên nhân do con mò đỏ truyền mầm bệnh từ mò sang người khi bị đốt. Bệnh sốt mò rất khó chẩn đoán. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng, tổn thương nhiều cơ quan nội tạng, dễ dẫn đến tử vong.


Minh Thủy
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục