Sinh hoạt của người bệnh bị xáo trộn do tình trạng mất điện, nước kéo dài.

Sinh hoạt của người bệnh bị xáo trộn do tình trạng mất điện, nước kéo dài.

(HBĐT) - Hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại bị ngưng trệ, hoạt động của các khối nhà và mọi sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng là thực tế đang diễn ra tại các đơn vị bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện, thành phố trong “mùa” thiếu điện, nước.

 

Nằm trong danh sách ưu tiên của tỉnh không thực hiện cắt điện luân phiên, nhưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, điện vẫn bị cắt bởi những lý do bất khả kháng từ ngành Điện. Đơn cử trong tháng 5, vào ngày mồng 9/5, đơn vị nhận được thông báo cắt điện để bảo trì, bảo dưỡng. Ngày 16/5, điện đột ngột bị cúp. Ngày 29/5 tiếp tục cắt do sự cố đường dây. Ông Đinh Quảng Xuyên, Trưởng phòng Hành chính Quản trị của Bệnh viện cho biết: Đơn vị vừa tăng cường một số thiết bị mới, hiện đại như máy lọc máu chạy thận nhân tạo đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên, vào những ngày cắt điện, hệ thống này nằm trong tình trạng bị “tê liệt”. Đành rằng tại Khu nhà kỹ thuật cao của Bệnh viện có được lắp đặt máy phát điện dầu Diezen tự động phát điện nhờ bộ nhớ ADS trong trường hợp bị ngắt điện lưới, nhưng cũng chỉ đảm bảo duy trì nguồn điện cho những điểm quan trọng nhất (phòng mổ và phòng xét nghiệm).

 

Tại các khoa như Hồi sức cấp cứu, Cấp cứu tích cực, khu lọc thận nhân tạo, khoa Nội - Tim mạch... nhu cầu về điện càng trở nên cấp thiết bởi khi mất điện, toàn bộ máy cấp cứu, điều trị phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng bệnh nhân. Thêm vào đó là cảnh thiếu nước, mất nước tại các khu nhà trong những ngày nắng nóng. Nhiều khi do lượng nước bơm lên không đủ, việc vận hành các khối nhà bị nghẽn, có kíp mổ vì thế mà phải trì hoãn. Ông Bùi Hoàng Bột, Trưởng khoa Ngoại chấn thương cho biết: Không chỉ lo lắng về nguồn điện, việc nguyên nhân thiếu nước cũng gây nhiều áp lực. Mới đây thôi, một số ca bó bột do không có nước, không thực hiện được vệ sinh trong cấp cứu, điều trị đành phải chờ lâu, có trường hợp phải mổ nhưng xăng (miếng lót mổ) chưa được giặt, hấp nên bệnh nhân cũng không được mổ kịp thời.    

 

Với mong muốn được đảm bảo nguồn điện thường xuyên, ổn định điện áp các thiết bị giúp công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả hơn, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã gửi công văn đề nghị đến Chi nhánh Điện thành phố và Điện lực Hoà Bình xem xét, giải quyết. Riêng việc đảm bảo nguồn nước, Bệnh viện tự khắc phục bằng giải pháp đầu tư lắp 3 máy bơm tại các khối nhà và trữ nước tại bể lớn dung tích 400m3. 

           

Trong những ngày cuối tháng 5, tại Bệnh viện đa khoa huyện Kim Bôi cũng liên tiếp 4 ngày bị cắt điện khiến công tác khám, cấp cứu, điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong số các bệnh viện tuyến huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu là phải chịu áp lực nhiều nhất bởi tình trạng cắt, cúp điện diễn ra thường xuyên, gần như không có sự thông báo trước, ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám, điều trị của bệnh viện. Công việc khám, chẩn đoán, cấp cứu bị xáo trộn bởi máy móc, thiết bị không thể hoạt động. Máy nổ của đơn vị với công suất nhỏ chỉ đủ phát sáng cho các thiết bị nhỏ, giản đơn như đèn mổ. Bình quân mỗi ngày, bệnh viện có 130 - 150 bệnh nhân điều trị nội trú, khám bệnh cho 120 - 150 lượt người và mổ phiên, mổ cấp cứu 5 - 7 trường hợp. Không ít thời điểm mất điện, nhiệt độ phòng mổ lên tới hơn 400 C nhưng kịp mổ vẫn phải tiến hành trong khi hệ thống ánh sáng, máy thở, gây mê hoàn toàn tê liệt.

 

Việc mất điện triền miên khiến Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu “không kịp trở tay”, áp lực khám, chữa bệnh ngày một lớn. Hàng loại khó khăn mà đơn vị phải đối mặt: Hệ thống giặt là, hấp sấy, khử trùng, khử khuẩn không thể vận hành. Các loại vắc xin, thuốc, thiết bị cần được bảo quản trong nhiệt độ mát bị ảnh hưởng đến chất lượng và hư hỏng. Tình trạng cúp điện đi kèm với mất nước khiến Bệnh viện nhiều phen phải đi xin nước ở nhà dân. Sinh hoạt của bệnh nhân cũng xáo trộn nghiêm trọng, nước, nến, quạt giấy và đèn dầu đều phải tự túc.  

 

Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Điện lực Hoà Bình cho biết: Đối với các bệnh viện trong tỉnh, việc cung cấp và duy trì nguồn điện về cơ bản vẫn đáp ứng ưu tiên đặc thù ngành. Trừ khi gặp một số sự cố như đường dây trung thế bị hỏng, vỡ sứ... sẽ không thể thông báo trước cho các đơn vị và việc cúp điện là bất khả kháng. Hiện nay, nhiều tuyến bệnh viện huyện chưa được cấp điện ổn định như địa bàn thành phố là bởi không có trạm chuyên dùng. Riêng đối với huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng nhiều nhất về tình trạng bị cúp điện do thi công đường dây 500 kV đi qua nhiều đoạn, đường dây trung thế 35 Kv từ huyện Tân Lạc đi Mai Châu bị cắt nên ngành điện không có cách nào ưu tiên.

 

Dự kiến đến cuối tháng 6 này, việc kéo đường dây 500Kv sẽ kết thúc để phát điện cho nhà máy thuỷ điện Sơn La. Đến lúc đó, việc ổn định điện lưới cho huyện Mai Châu nói chung và bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu nói riêng sẽ khả quan và khả thi. Theo dự báo Khí tượng thuỷ văn, đến trung tuần tháng 6, việc thiếu nguồn nước sẽ giảm đi. Đến lúc đó, tình trạng sa thải điện, mất điện ở các bệnh viện sẽ được cải thiện.

 

                                                                      Bùi Minh 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục