Thời tiết thay đổi, tai biến về tim mạch sẽ tăng cao nếu chúng ta thiếu nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và không lưu ý cách phòng tránh

Những lúc giao thời, mùa nóng chuyển sang mùa mưa hay khí hậu bỗng chuyển lạnh đột ngột thường là lúc tỉ lệ tai biến về tim mạch tăng lên cao hơn so với những thời điểm khác trong năm, đặc biệt đối với người đang có bệnh tim.

Khi thời tiết trở lạnh, rất cần luyện tập thân thể điều độ. Trong ảnh: Luyện tập tại CLB Yết Kiêu, quận 1 – TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

 
Ít vận động, tăng nguy cơ
 
Sở dĩ có tình trạng nêu trên là vì:
 
- Khi thời tiết trở lạnh, nhu cầu ôxy của cơ thể tăng cao nên tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ ôxy cho cơ thể nhằm chống lạnh. Đó là lý do khiến cơn đau tim và suy tim xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết trở lạnh đột ngột.
 
- Khi gặp lạnh, cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu ngoại biên ở tay, chân làm huyết áp tăng cao. Hậu quả là tăng nguy cơ xuất huyết não.
 
- Thêm một phát hiện mới là lúc giao mùa sẽ kèm theo biến đổi lực hút tĩnh điện giữa các khối không khí nóng, lạnh làm mạch máu kém đàn hồi hơn. Các biến đổi này cùng với việc ít vận động trong mùa lạnh làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu tại tim và não làm tăng tỉ lệ các bệnh lý mạch vành cấp và nhồi máu não.
 
Dấu hiệu nhận biết sớm
 
Để giảm thiểu hậu quả do tai biến tim mạch, chúng ta cần biết các dấu hiệu sau đây nhằm phát hiện sớm nguy cơ tai biến:
 
- Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhức đầu phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày; chóng mặt, cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu; mệt, cảm giác nặng ở ngực và hơi khó thở; yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút; chảy máu cam nhiều lần, giọt nhanh và nhiều rồi cầm lại. Nếu cao huyết áp không được chữa trị sớm, tình trạng chảy máu cam sẽ xảy ra nhiều lần.
 
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Cảm giác nặng hoặc  yếu tay, chân làm rớt đồ vật đang cầm, té ngã, thay đổi dáng đi, mất đồng bộ phối hợp trong vận động, thay đổi về cảm giác (tê rần, kiến bò, nói lộn xộn, mất thăng bằng, chóng mặt...), kèm theo các triệu chứng như thay đổi đơn thuần về ý thức, cơn choáng, ngất xỉu...
 
- Thiếu máu cơ tim cục bộ: Cảm giác đau ngực trái vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu hoặc cảm giác nặng đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Thời gian cơn đau thắt ngực kéo dài vài giây đến vài phút và thường không quá năm phút.
 
Năm lưu ý
 
Lúc thời tiết thay đổi, nếu chúng ta có nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và lưu ý cách phòng tránh thì vẫn có thể giữ gìn tốt sức khỏe để làm việc.
 
Cụ thể lưu ý: 1. Uống đều đặn thuốc tim mạch do bác sĩ chỉ định. 2. Theo dõi huyết áp tại nhà 2 lần/ngày (buổi sáng đo sau khi ngủ dậy 60 phút và tối sau khi ăn chiều ít nhất 2 giờ). 3. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột như tắm nước lạnh, ra mưa lạnh. 4. Thể dục hay thể thao phù hợp với sức khỏe của tim và điều độ cả sáng và chiều. 5. Không hút thuốc lá và uống nhiều rượu.
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục