Đây là thông tin thú vị cho tất cả mọi đứa trẻ mà thường kêu ầm lên khi bố mẹ dùng các chất khử trùng thoa lên vết thương.


Rửa sạch đất cát với xà phòng và nước cẩn thận sẽ hiệu quả hơn là bôi các loại kem kháng sinh
 
Các nhà khoa học giải thích rằng làm sạch vết thương và trầy xước dưới vòi nước chảy sẽ giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn là sử dụng các dung dịch điều trị và diệt khuẩn.

 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh xem việc sử dụng kháng sinh để điều trị các nhiễm trùng ngoài da có hiệu quả hơn các phương pháp khác không?

 

Sau khi lau sạch và băng vết thương cho 191 bệnh nhân ở một bệnh viện nhi, họ sẽ cho mỗi trẻ 1 cách điều trị ngẫu nhiên và nhận thấy là việc dùng thuốc hay không không tạo ra sự khác biệt. Trong 1 tuần, 95% bệnh nhân khỏi hoàn toàn dù có được dùng kháng sinh hay không. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bí quyết để vết thương nhanh lành là căm sóc và vệ sinh sạch sẽ nó thay vì dùng kháng sinh.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu, BS Aaron Chen, cho biết: “Tin thú vị là kháng sinh không thực sự hiệu quả nếu vùng viêm ngoài da được vệ sinh sạch sẽ hàng tuần. Thông tin thú vị hơn nữa là giữ cho vết thương luôn sạch sẽ giúp vết thương nhanh liền hơn.

 

BS Chen cho biết giữ vết thương sạch là nguyên tắc điều trị truyền thống, chỉ mãi đến những năm gần đây, bác sĩ mới bắt đầu sử dụng kháng sinh.

 

Bác sĩ nhi khoa George Siberry cho biết: “Nhiều bác sĩ nói rằng kháng sinh rất cần cho quá trình chống nhiễm khuẩn nhưng có bằng chứng cho thấy điều này không đúng đối với các trầy xước ngoài da”.

 

 

                                                                                      Theo Dantri

 

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục