Với sự phát triển của nền công nghiệp vaccin và sự triển khai rộng rãi hoạt động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vaccin mới vẫn đang được tiếp tục tìm kiếm, mở ra những hy vọng mới cho con người. Có thể nói nhờ có vaccin và hoạt động tiêm chủng đã làm thay đổi rất nhiều mô hình bệnh tật trên thế giới.

 

Với sự phát triển của nền công nghiệp vaccin và sự triển khai rộng rãi hoạt động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vaccin mới vẫn đang được tiếp tục tìm kiếm, mở ra những hy vọng mới cho con người. Có thể nói nhờ có vaccin và hoạt động tiêm chủng đã làm thay đổi rất nhiều mô hình bệnh tật trên thế giới.

Tiêm chủng mang lại lợi ích như thế nào?

Ngày nay vaccin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì đây là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền để nâng cao sức khoẻ. Trẻ em ở tất cả các quốc gia đều được tiêm chủng thường xuyên phòng ngừa các bệnh chủ yếu, biện pháp này đã trở thành chính sách trung tâm trong các nỗ lực về y tế công cộng trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế (WHO) giới ước tính rằng việc thanh toán bệnh bại liệt đã giúp cho chính phủ của các quốc gia tiết kiệm được 1,5 tỷ USD mỗi năm cho việc chi phí vaccin, điều trị và phục hồi chức năng. Nhiều chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi  đang được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới, người ta hy vọng đến năm 2012 bệnh sởi cũng sẽ được thanh toán.

Loài người đã trải qua những thời khắc kinh khủng với sự tàn phá của bệnh đậu mùa, căn bệnh đã từng cướp đi tính mạng 2 triệu người mỗi năm cho tới cuối những năm 1960. Sau những chiến dịch tiêm chủng toàn cầu, nó đã được thanh toán vào năm 1979. Nhờ có tiêm chủng mà bệnh bại liệt đã giảm từ trên 300.000 ca/năm giai đoạn những năm 1980 còn 2.000 trường hợp năm 2002. Hiện nay, 1/3 các nước đang phát triển đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005 và tiếp tục bảo vệ vững chắc thành quả quan trọng này. Từ khi có Chương trình TCMR của WHO (1974), số trường hợp tử vong do sởi được báo cáo giảm từ 6 triệu xuống còn 1 triệu mỗi năm, số mắc ho gà đã giảm từ 3 triệu/năm xuống chỉ còn 250.000, số mắc bạch hầu đã giảm từ 80.000 trường hợp năm 1975 còn 10.000 trường hợp như hiện nay. Vaccin phòng viêm màng não mủ (Hib) đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh này ở châu Âu trong 10 năm.

Tầm quan trọng của tiêm vaccin

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh rẻ tiền và hiệu quả.

Phòng bệnh là vấn đề chính của y tế công cộng, vaccin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân. Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến sức khoẻ, sự an toàn của trẻ em và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ con em mình. Vaccin là một sự lựa chọn an toàn và chất lượng đối với tất cả mọi người.

Trẻ em khi mới ra đời có miễn dịch với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ, qua sữa. Tuy nhiên thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm. Ngoài ra trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với một số bệnh có vaccin phòng bệnh như bệnh ho gà. Nếu trẻ không được tiêm vaccin và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh cơ thể các em sẽ không đủ sức để chống lại bệnh tật. Trước khi có vaccin, rất nhiều trẻ đã tử vong do mắc các bệnh mà ngày nay đã có vaccin phòng ngừa như ho gà, sởi, bại liệt… Hiện nay, các tác nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại, nhưng trẻ em hoàn toàn có thể được bảo vệ nhờ vaccin.

Việc tiêm phòng cho từng cá nhân cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là những người không được miễn dịch, bảo gồm trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccin (trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccin sởi có thể bị nhiễm virut sởi), những người không được tiêm chủng do nguyên nhân y tế (như trẻ bị bạch cầu) và những người không có đáp ứng đầy đủ với tiêm chủng. Nhờ đó những người tiêm vaccin mà không có đáp ứng cũng được bảo vệ. Mặt khác, những người ốm yếu cũng ít có nguy cơ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng cũng làm chậm hoặc chặn đứng những vụ dịch.

Ở nước ta, Chương trình TCMR đã được triển khai ở tất cả các vùng miền trên cả nước với nhiều loại vaccin khác nhau, mỗi năm có 1,5 triệu trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccin, đã và đang tạo ra một cộng đồng được bảo vệ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh viêm gan B, viêm não Nhật Bản. Hiện vaccin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) đã được đưa vào tiêm chủng cho trẻ em trên toàn quốc, giảm số mũi tiêm cho trẻ. Trẻ em Việt Nam đã được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm của bệnh viêm màng não mủ và viêm đường hô hấp do vi khuẩn Hib. Vì tương lai của trẻ em, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế.

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục