Hướng dẫn người bệnh đái tháo đường chăm sóc sức khỏe.

Hướng dẫn người bệnh đái tháo đường chăm sóc sức khỏe.

Cho đến nay, đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị ĐTĐ hiệu quả hơn. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc điều trị ĐTĐ khác nhau và ngay một loại thuốc cũng có thể có rất nhiều tên thương mại khác nhau. Vì vậy, để hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Insulin

Tính theo thời gian tác dụng (thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian có tác dụng tối đa và thời gian hết tác dụng), có 3 loại insulin thường được dùng hiện nay là insulin nhanh, insulin bán chậm và insulin hỗn hợp (hay insulin mixtard gồm 2 loại nhanh và bán chậm được trộn theo những tỉ lệ nhất định). Có thể phân biệt lọ insulin nhanh thường trong suốt còn các loại insulin khác thì có màu đục. Ngoài những bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 1, tiêm insulin còn được chỉ định cho các BN ĐTĐ týp 2 khi đã thất bại (không đáp ứng) với các thuốc uống hạ đường máu, khi đường máu tăng quá cao, bị hôn mê ĐTĐ hoặc trong các trường hợp đặc biệt như bị nhiễm trùng nặng, bị tai biến mạch não hoặc bị suy gan, suy thận…

Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2:
 
Có nhiều nhóm thuốc uống để điều trị ĐTĐ týp 2, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau. Các thuốc và nhóm thuốc chính là:

Metformin:

- Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những BN ĐTĐ týp 2 có béo phì hoặc thừa cân do có tác dụng chính lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Nên uống các thuốc metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có suy thận, suy gan, suy hô hấp. Phải thận trọng khi dùng cho những BN lớn tuổi.

Các thuốc nhóm sulfonylurea…

- Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 được dùng phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp (hay gặp khi dùng chlopropamid và glibenclamid) nhất là ở những BN già, BN có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn.

Các thiazolidinediones (TZD)

Các thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại các mô trong cơ thể nhưng không làm tăng tiết insulin. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu. Điều trị TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24 tháng), chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da, và một phần do giữ nước. Vì vậy cần thận trọng khi điều trị TZD cho các BN bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan tăng cao.

Acarbos

Tăng đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các BN ĐTĐ týp 2. Men alpha-glucosidase có vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Acarbose ức chế men alpha-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrat ở đường tiêu hoá, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường máu sau bữa ăn. Acarbose có thể được dùng riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp với sulfonylurea, metformin hoặc insulin. Tác dụng phụ của acarbose là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi gặp đau bụng và tiêu chảy. Để khắc phục nên uống thuốc vào giữa bữa ăn, bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ.

Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 khác:

- Novonorm có tác dụng tương tự sulfonylurea nhưng kích thích tiết insulin sớm hơn. Vì vậy nó thường được dùng vào đầu bữa ăn và làm giảm đường máu sau bữa ăn. 

- Mediator cũng có tác dụng trên cả sự đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu nhưng kém hơn so với metformin. Có thể điều trị mediator đơn thuần hoặc phối hợp với sulfonylurea...

Điều trị phối hợp các thuốc:

Theo các khuyến cáo mới của Hội ĐTĐ Mỹ thì khi dùng một thuốc mà không kiểm soát được đường máu thì nên điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loại thuốc uống với nhau hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng lúc nó tác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau của quá trình sinh bệnh ĐTĐ týp 2.

Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau là:

- Sulfonylurea + metformin hoặc acarbose hoặc TZD.

- Metformin + acarbose hoặc TZD.

- Insulin + sulfonyurea hoặc metformin hoặc acarbose.

Đánh giá tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ

Muốn biết các thuốc mà mình đang sử dụng có tác dụng tốt hay không thì bắt buộc phải kiểm tra đường máu. Khi mới bắt đầu điều trị hoặc thay đổi chế độ điều trị các bạn cần thử đường máu 3-4 lần mỗi ngày, bao gồm đo đường máu trước và sau bữa ăn 2 giờ. Còn khi đường máu đã ổn định thì vẫn cần đo 2-3 lần mỗi tuần. Hãy ghi lại kết quả để thông báo cho bác sĩ biết khi bạn đi khám bệnh và hỏi bác sĩ xem đường máu của mình đã được kiểm soát tốt chưa. Theo Hội ĐTĐ Mỹ, đường máu của các BN ĐTĐ được coi là an toàn nếu nằm trong khoảng sau:

Trước bữa ăn: 5,0 - 7,2mmol/L.

Sau ăn 1- 2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/L.

Trước lúc đi ngủ: 6,0 - 8,3mmol/L.

Tóm lại: Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều loại và nhiều dạng thuốc mới ra đời. Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ chữa khỏi bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên hành động thiết thực bây giờ là những BN ĐTĐ hãy tìm hiểu rõ các loại thuốc ĐTĐ mà bạn đã, đang và sẽ phải dùng để dùng thuốc đúng cách nhằm điều trị tốt nhất bệnh ĐTĐ.      

 

                                                                                Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục