Ở thôn Nà Hán, Tân Liên, Cao Lộc (Lạng Sơn) lâu nay vẫn lan truyền việc bà Hoàng Thị Hậu,( thường gọi là bà Bình), dân tộc Tày, 76 tuổi, ở thôn Nà Hán, có bài thuốc bí truyền chữa bệnh vô sinh. Tin lành đồn xa, hàng ngày có 10 đến 20 cặp đôi hiếm muộn ở trong và ngoài tỉnh tìm đến nhà bà lấy thuốc

 

Mặc dù ngoài trời xuống đến năm độ, rét căm căm, gió từng cơn thổi thốc trên dòng sông Kỳ Cùng nhưng hàng ngày người dân ở thôn Nà Hán, thỉnh thoảng vẫn chứng kiến từng cặp đôi nam nữ, vượt sông trên chiếc cầu tạm bợ, tìm đến nhà bà Hoàng Thị Hậu lấy thuốc.

Khi đến thôn Nà Hán hỏi chuyện, người dân ai cũng biết và gọi bà Hoàng Thị Hậu với niềm tôn kính là "Thần y" chữa vô sinh.

Anh Dương Văn Tuyên, (40 tuổi, nhà ngay gần nhà bà Hoàng Thị Hậu), cho biết: Trước đây là người hiếm muộn, cưới vợ đến sáu năm mà vẫn không có con, đi khám, điều trị nhiều nhưng không có kết quả. Cùng đường mới đến bà Hậu xin lấy thang thuốc chữa vô sinh. Chỉ năm sau đã có tin vui, nay anh có hai người con, đủ cả trai, gái...

Từ hơn 20 năm nay,tiếng lành đồn xa, nhiều cặp đôi hiếm muộn ở nhiều nơi cũng đã đến lấy thuốc của bà Hậu.

Mới 9 giờ 30 phút, bước chân vào nhà bà Hậu đã thấy có năm cặp đôi ngồi trong nhà bà Hoàng Thị Hậu chờ bốc thuốc. Anh Nguyễn Văn Mạnh, ở Cẩm Phả, (Quảng Ninh) nói: Vợ chồng cưới đã gần bốn năm, nhưng chưa có kết qủa gì, Qua người quen giới thiệu, từ hôm qua đã lên Lạng Sơn, sáng nay vào sớm lấy thuốc. Các đôi vợ chồng còn lại ở các huyện, thành phố trong tỉnh.

Chờ sau khi bốc thuốc cho khách xong, bà Hoàng Thị Hậu mới nhỏ nhẹ nói chuyện: “Đây là bài thuốc gia truyền do mẹ bà truyền lại, bà đã bốc thuốc được hơn 30 năm nay, đến giờ không nhớ được bao nhiêu người đến lấy thuốc, có người chữa được, cũng có người không được...Người chữa khởi sau đến cảm ơn, nhận làm con nuôi nhiều lắm, ở tỉnh nào cũng có. Bài thuốc chỉ là những cây lá, củ trên rừng...tự hái về, nên chỉ làm phúc thôi, tuỳ tâm từng người...”

Chủ tịch Hội đông y xã Tân Liên, Hoàng Minh Chiến cho biết: “Ở miền núi có những ông lang, bà mế, biết những bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh là chuyện bình thường. Trường hợp của bà Hoàng Thị Hậu cũng vậy. Bà đã bốc thuốc chữa bệnh hiếm muộn cho nhiều người có kết quả, nên đã lan truyền khắp nơi. Đặc biệt do ở thôn có nhiều anh em đi làm ăn ở xa, có nhiều mối quan hệ nên được nhiều người biết đến”.

Giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền, Chủ tịch Hội đông y tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Thanh Sản nhìn nhận: “Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê trên địa bàn Lạng Sơn có rất nhiều ông lang, bà mế biết những bài thuốc hay. Nhưng họ không đăng ký, không cho ai biết...mà họ tự chữa bệnh theo kiểu dân gian. Kết quả thế nào khó đánh giá toàn diện. Chỉ có người bệnh dùng thuốc, khi khỏi bệnh thì tự mách bảo lẫn nhau.

Ông Sản cho biết, có những bài thuốc dân gian, tỷ lệ khỏi bệnh đạt hơn 80%.

Theo ông Sản, thời gian tới, tỉnh sẽ có biện pháp sưu tầm, vận động các ông lang, bà mế hiến những bài thuốc hay, để tiếp tục nghiên cứu, gìn giữ và phát huy những bài thuốc cổ truyền của bà con các dân tộc, phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏc nhân dân.

 

                                                     Theo NhanDan
 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục