(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của trung tá Lê Văn Tặng, Phó trưởng phòng Kế hoạch, Quân chủng Hải quân chúng tôi mới biết trung tá Bùi Xuân Bổng chính là nhân chứng sống, người đã "trở về” từ lòng biển trong cơn bão số 10, ngày 4/12/1990 với sức gió giật trên cấp 12 làm đổ sập Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, khiến 3 đồng đội của anh mãi mãi nằm lại nơi biển sâu. Đã 28 năm trôi qua kể từ trận bão năm ấy nhưng trong ký ức của vị trung tá này, trận cuồng phong như mới ngày hôm qua...


Trung tá Bùi Xuân Bổng (người ngồi bên trái) nhân chứng sống trong vụ sập nhà giàn trong cơn bão xảy ra năm 1990 ký và trao tặng lá cờ Tổ quốc đã từng tung bay trước sóng, gió biển khơi cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Trong cuộc trò chuyện với người lính hải quân dạn dày sóng gió, nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao 28 năm qua kể từ trận cuồng phong năm đó, anh vẫn tiếp tục bám trụ và trở thành một trong những người lính có thâm niên công tác lâu nhất tại các Nhà giàn DK1. Trước câu hỏi đó, đôi mắt người lính hải quân Bùi Xuân Bổng nhìn xa xăm về phía biển rồi chia sẻ: Sau đợt đó, bản thân tôi và một số anh em có cơ hội chuyển công tác vào đất liền. Nhưng chúng tôi vẫn chọn Nhà giàn là bởi chúng tôi không nỡ rời xa nơi này. Chúng tôi ở lại và nhiều người đã quay trở lại Nhà giàn vì phía dưới lòng biển sâu vẫn còn những đồng đội nằm lại đó...

Gần 30 năm qua, kể từ ngày Nhà nước thành lập Cụm kinh tế Khoa học - Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam (5/7/1989), chúng ta đã xây dựng được 15 nhà giàn thuộc khu vực DK1. Cũng từ đó đến nay, biết bao thế hệ CB,CS Quân chủng Hải quân, trực tiếp là Tiểu đoàn DK1 - Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã gác lại tình cảm riêng tư, gác lại hoài bão, khát vọng lớn lao của tuổi trẻ để có mặt, làm nhiệm vụ trên các Nhà giàn muôn vàn gian khổ và khắc nghiệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước. Tại đây, CB,CS Nhà giàn phải đối mặt thường xuyên với nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là bão gió giữa đại dương mênh mông. Trong đó, những trận cuồng phong dữ dội làm đổ một số nhà giàn, cướp đi sinh mạng của nhiều CB,CS. Trong thời khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết, những người lính hải quân nhân dân Việt Nam đều tỏ rõ lòng trung kiên, tình đồng đội, đồng chí, sẵn sàng hy sinh thân mình, nhường nốt giọt nước ngọt, miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng.

Hơn thế nữa, giữa phong ba, bão tố đã có những cái chết hóa thành bất tử như câu chuyện về sự hy sinh của anh hùng liệt sỹ, đại úy Vũ Quang Chương trong cơn bão số 8 xảy ra vào cuối năm 1998. Trước khi đi vào lòng biển, trong giờ phút sinh tử, đại úy Vũ Quang Chương, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em rời khỏi ngôi nhà đang chuẩn bị đổ sập trong sự vùi dập của những đợt sóng cao đến hàng chục mét. Còn anh ở lại thu xếp tài liệu, cuốn lá cờ đỏ sao vàng vào người rồi mới rời Nhà giàn để hòa thân xác, xương máu vào lòng biển sâu thẳm. Sự hy sinh của anh hùng liệt sĩ Vũ Quang Chương cùng các liệt sĩ trên vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ mới. Sự hy sinh đó đã trở thành cột mốc chủ quyền bất tử, để Tổ quốc mãi hiên ngang dáng đứng giữa biển khơi.

Chính điều này đã trở thành ngọn nguồn sức mạnh để những chàng trai trẻ mà chúng tôi được gặp gỡ tại Nhà giàn DK1/9 Ba Kè như thiếu uý Nguyễn Thế Tùng, thiếu uý Hoàng Thái Sơn, trung uý Mai Xuân Cương... tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường, vững vàng trước mọi gian khó của thế hệ cha anh đi trước để viết tiếp những bản hùng ca của người lính hải quân luôn hiên ngang, vững vàng trước biển cả.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục