(HBĐT) - Cách đây 61 năm (1959), tuyến đường vận tải quân sự chiến lược mang tên Trường Sơn, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời. Đây là tuyến đường đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào và Campuchia để vận chuyển binh lực, lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng nghìn cô gái còn rất trẻ của đất Mường Hòa Bình đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. Họ chính là những bông hồng thép trên tuyến lửa ác liệt này, góp sức cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 


Nhiều kỷ vật chiến trường được bà Nguyễn Thị Thục, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) gìn giữ.

Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi được gặp bà Nguyễn Thị Thục, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình), một trong những bông hồng thép đã 2 lần xung phong ra chiến trường, trải qua những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Ở tuổi hơn 60 nhưng mỗi lần kể chuyện chiến trường, bà Thục như trẻ lại, ký ức về những năm tháng chiến tranh ác liệt như vẫn hiện hữu đâu đây. Bà Thục kể: Tháng 4/1968, tôi 18 tuổi, khi đó cuộc chiến bước vào giai đoạn quyết liệt, theo tiếng gọi của Đảng, tôi nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện, tháng 10 năm đó, đơn vị được lệnh vào chiến trường, chia làm 3 đợt hành quân, tôi đã xung phong lên đường ngay đợt đầu tiên. Sau nhiều tháng hành quân, cuối cùng đơn vị tôi dừng chân tại tỉnh Khăm Muộn, miền trung Lào với phân hiệu X10, BT 31, Đoàn 559. Nhiệm vụ của đơn vị lúc bấy giờ là sửa chữa ô tô và cấp cứu thương binh trên tuyến đường vào Nam. 

Đó là những năm tháng không thể nào quên đối với bà Thục, bởi đó không chỉ là những năm tháng tuổi trẻ trong mưa bom bão đạn, mà còn là những năm tháng giúp bà trưởng thành, được học tập và theo đuổi lời thề Hippocrates trong suốt cuộc đời mình. Những ngày đầu ở đơn vị, bà Thục chỉ phụ việc sửa xe, nhưng nhận thấy đơn vị cần có thêm bộ phận y tế để điều trị, sơ cấp cứu ban đầu cho thương bệnh binh nên bà Thục đã mạnh dạn đi học. "Chúng tôi học tập ngay tại chiến trường, người biết dạy người chưa biết, và cũng thực hành ngay trong những ngày bom đạn ấy. Đó thực sự là những năm tháng ác liệt, một ngày máy bay Mỹ đánh bom không biết bao nhiêu lần. Chỉ cần nghe 3 phát súng hiệu lệnh là y tá lại lên đường vào rừng, tìm người bị thương. Lúc đó mới 18 tuổi, nơi rừng thiêng nước độc, nhưng thực sự chỉ nghĩ làm sao đến nơi thật nhanh để cứu đồng đội của mình, rồi dần dần cứ thế mà trưởng thành trong chính môi trường khốc liệt ấy" - bà Thục tâm sự. 

Bà Thục phục vụ tại Binh trạm 31 đến năm 1969 được đơn vị cử ra Bắc. Tuy nhiên, vừa ra đến Sầm Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Cả nước đau thương, bà Thục một lần nữa xin quay trở lại chiến trường, tiếp tục phục vụ tại Binh trạm 31. Năm 1973, bà được cử ra Bắc đi học tiếp và về địa phương phục vụ trong quân đội đến ngày nghỉ hưu. Bà Thục có 2 người con, một người sinh vào đúng năm 1975, bà đặt tên là Đại Thắng để kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, và cũng để tưởng nhớ những người đồng đội đã ngã xuống cho thắng lợi hôm nay. 

Bà Thục là một trong rất nhiều nữ chiến sỹ đã giành cả thanh xuân trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Họ là những cô gái tuổi đời còn rất trẻ, nhưng đã mang sức mình cống hiến cho đất nước, phục vụ trong các đơn vị công binh, hậu cần, quân y và tham gia chiến đấu nơi tuyến lửa ác liệt, góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà Phạm Thị Sinh, Ban liên lạc nữ Trường Sơn tỉnh chia sẻ: Dù là làm đường, y tá quân y, là liên lạc, những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có những cô đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường, có những cô trở về mang trên mình thương tật, nạn nhân chất độc da cam, nhưng chúng tôi vẫn luôn tự hào về những năm tháng tuổi trẻ của mình, góp một phần nhỏ bé làm nên thắng lợi của cuộc chiến. 

Trở về từ chiến trường, những cô gái Trường Sơn năm xưa nay đều đã cao tuổi nhưng có dịp là gặp nhau, hát cho nhau nghe và sống lại những ký ức không thể nào quên. Bà Phạm Thị Nga, Trưởng Ban liên lạc nữ Trường Sơn tỉnh cho biết: Hiện nay, Ban liên lạc có 285 hội viên. Trong đó có 6 người hơn 80 tuổi, 30% hội viên trên 70 tuổi, còn lại đều trên 60 tuổi, có 12 hội viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, Ban liên lạc thường xuyên quan tâm giúp đỡ, thăm hỏi hội viên khi ốm đau, bệnh tật. Đặc biệt, hội viên đã quyên góp ủng hộ số tiền hơn 60 triệu đồng để hỗ trợ làm nhà cho hội viên khó khăn Đỗ Thị Thanh, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), tặng quà, thăm hỏi nhiều hội viên nhân dịp lễ, Tết. Đây thực sự là những hoạt động ý nghĩa để Ban liên lạc nữ Trường Sơn có dịp gặp gỡ, động viên nhau trong cuộc sống. 

 
 Phương Linh

Các tin khác


Chuyện về những chú chó ở nơi đầu sóng, ngọn gió

(HBĐT) - Ở quần đảo Trường Sa, những chú chó không chỉ là người bạn thân thiết của lính đảo, mà còn còn tham gia làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ký ức 50 năm tổng động viên

(HBĐT) - Năm 1970 là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn cực kỳ cam go, quyết liệt, nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Thực hiện lệnh tổng động viên của Nhà nước, rất nhiều thanh niên quê hương Hòa Bình đã xung phong lên đường ra trận. 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tổng động viên, về một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai" không thể nào quên trong lòng những chiến sỹ cách mạng.

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Khánh Hòa - Bài 1: Ký ức hào hùng

Đã trải qua 45 năm kể từ thời khắc tỉnh Khánh Hòa là một điểm son của cuộc Tổng tấn công như vũ bão của Đoàn quân giải phóng, thẳng tiến vào dinh lũy cuối cùng của chế độ Mỹ - Ngụy ở Sài Gòn để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giờ đây, những cán bộ, chiến sĩ trong đoàn quân giải phóng ấy tóc đã bạc nhưng hào khí năm xưa vẫn không thể phai nhòa trong ký ức.

Phú Yên sau 45 năm giải phóng: Vươn lên mạnh mẽ với diện mạo mới

Chiến thắng của quân và dân Phú Yên giải phóng tỉnh vào ngày 1/4/1975 đã đập tan âm mưu “mở đường máu” chiến lược của Ngụy quân rút lui khỏi chiến trường Tây Nguyên về tử thủ ở Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Vào Đà Nẵng giải phóng

Ngày 29/3/1975, chiến dịch giải phóng Đà Nẵng - thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Có mặt trong thời khắc tiếp quản Đà Nẵng cách đây tròn 45 năm, những hồi ức "Vào Đà Nẵng giải phóng" vẫn còn nguyên vẹn với nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

"Bài toán" thiếu - thừa chưa có lời giải

(HBĐT) - Sau khi thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” (Đề án 1084) và Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (Nghị quyết 830), tỉnh đã giảm được nhiều đầu mối đơn vị hành chính. Tuy nhiên trên thực tế, việc thừa, thiếu và quản lý, sử dụng các trụ sở làm việc, trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa thôn, xóm của một số đơn vị hành chính sau sáp nhập như thế nào là vấn đề còn đang bỏ ngỏ. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục