Đi nước ngoài lao động đem lại cuộc sống giàu sang cho nhiều người dân nghèo. Nhưng đi nước ngoài lao động theo cách bất hợp pháp cũng mang lại nỗi đau thương mất mát cho cả gia đình và xã hội.



Một góc cảnh vùng quê xã Thiên Lộc – địa phương được xem là có nhiều người đi XKLĐ.
 Biết vậy, nhưng tất cả cũng vì cuộc sống mưu sinh. Để có một việc làm và thu nhập cao, nhiều người đã bất chấp pháp luật rồi "đánh đổi” phận đời mình bằng cách vượt biên ra nước ngoài lao động bằng nhiều con đường khác nhau.

Từ "làng xuất ngoại”…

Để hiểu hơn hành trình đi đến với xứ "thiên đường” lao động bằng con đường bất hợp pháp, chúng tôi tìm về xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc – nơi được xem là địa phương có nhiều người đi lao động nước ngoài.

Ông Đặng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thông tin, trong khoảng 8 năm lại nay trên địa bàn xã Thiên Lộc có khoảng 7 người đi lao động ở nước ngoài bị tử vong. Trong số đó hầu hết là lao động đi bằng đường bất hợp pháp. Cao điểm nhất là vào từ năm 2002 đến năm 2005, xã Thiên Lộc có phong trào đi "chui" sang châu Âu làm ăn với số lượng nhiều nhất.

Cũng theo lãnh đạo chính quyền địa phương thì hiện nay xã Thiên Lộc có trên 8.200 nhân khẩu, nhưng đã có khoảng 1.300 lao động đang làm ăn ở nước ngoài, trong đó số người tham gia bằng đường không chính thống chiếm tỷ lệ cao.

Thiên Lộc cũng là địa phương có 5 người đang được nghi là nạn nhân vụ trong vụ 39 người chết cóng trong thùng xe container ở Vương quốc Anh hôm 23/10 vừa qua. Đến nay, thông tin về vụ việc cũng đang chỉ là nghi ngờ và chờ tin chính thức từ các nhà chức trách nhưng một không khí hoang mang đang bao trùm lên khắp làng quê.

Anh V.V.D, một người dân thôn Trường Lộc cho hay, trong thôn hầu như nhà nào cũng có người đi làm ăn ở nước ngoài. Có người đi xuất khẩu lao động theo đường chính thống nhưng cũng có người đi "chui". Biết rằng trốn sang Anh làm ăn là không hợp pháp nhưng con em địa phương người đi trước vẫn liên lạc với người đi sau tìm cách sang đó làm ăn, mong gặp may mắn đổi đời.

Theo anh D., hiện tại trong thôn có 2 người được nghi bị tử vong tại Anh trong xe container vừa qua, gia đình và làng xóm đang nóng lòng chờ đợi kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng.

Nói về con đường XKLĐ của người dân địa phương, anh N.V.N. người từng ra nước ngoài lao động nay trở về làm nghề kinh doanh vật liệu xây dựng ở thị trấn Nghèn kể. Vào những năm 2003, ở Can Lộc có nhiều người đi châu Âu làm ăn và giàu lên nhanh chóng nên anh cũng quyết định vay mượn một khoản tiền lớn làm "lộ phí” sang Đức lao động.

Để sang được đến nước Đức, trước tiên anh phải đi Nga bằng hộ chiếu du lịch rồi tiếp tục vượt biên qua nhiều nước nữa. Hành trình này đều có người - môi giới - dẫn đường, đưa đi nhưng luôn phải chịu cảnh sống chui lủi, trốn tránh lực lượng chức năng và thậm chí là bỏ cả tính mạng nơi xứ người.

Anh N. kể, để sang được Đức, các lao động phải đi bộ cắt rừng vào ban đêm từ Nga sang Ukraina rồi vượt qua Ba Lan. Căn cứ vào tình hình an ninh nơi sở tại, người lao động được đưa đi theo từng nhóm nhỏ 5 - 7 người và di chuyển hoàn toàn vào ban đêm và chịu sự giám sát rất chặt chẽ của  nhóm người quản lý. Hành trình từ Nga đi Đức của anh mất gần 3 tháng trời và sau nhiều năm làm việc ở Đức, đến năm 2006, khi đã có một số vốn kha khá. Thấy nhiều người quen, bạn bè đi Anh làm ăn được, anh  quyết định "nhảy” sang Anh làm việc.

Con đường hành trình sang đất nước Anh lao động được anh N. kể lại đầy chông gai và không khỏi rùng rợn. Ngoài bị đánh đập, tù tội thì người lao động sang Đức và Anh bằng con đường bất hợp pháp có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Chia sẻ về ước vọng làm giàu qua con đường bất hợp pháp ở trời Âu, anh N. cho biết: "Nếu được cho một tỷ đồng để đi lại con đường năm xưa thì thà ở nhà chứ không đi lại nữa. Bởi vì nó quá khổ và anh quá sợ sẽ không có cơ hội sống sót...".

Đến góc khuất sau những căn biệt thự…

Tuy nhiên, phía sau những căn biệt thự này đã kéo theo nhiều hệ lụy. Thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, con cái sinh ra thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ, hạnh phúc gia đình cũng ly tan. Nhìn những căn biệt thự, ngôi nhà như villa nhưng bên trong lại thật hiu quạnh vì không có thanh niên hoặc phụ nữ trung niên.

Cụ Võ Thị N. ở thôn Trường Sơn, xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc ngậm ngùi: "Ngày xưa nghèo khổ, ăn khoai ăn sắn nhưng có con cái bên cạnh, nay ở nhà lầu, tiện nghi đủ nhưng con cái đi nước ngoài hết. Nhớ chúng quay quắt, không có một bữa cơm sum vầy tử tế. Mấy đứa con của tui đều rời nhà đi xuất khẩu lao động”.

Thôn Trưởng thôn Trường Lộc, xã Thiên Lộc cho bết, trong thôn hầu như nhà nào cũng có người đi làm ăn ở nước ngoài. Ít thì một người, bình thường cũng 3,4 người. "Nói thật là đi xuất khẩu lao động cực lắm, nhưng đồng lương cao nên làng mới thoát nghèo. Trong làng hiện chỉ toàn là người già với trẻ em, thanh niên đã đi hết để kiếm kế mưu sinh”.

Chị T.T.N. một người xã Thanh Lộc kể, chị lấy chồng đã 15 năm nhưng 2 vợ chồng chỉ thường gặp nhau qua điện thoại. Cưới xong ở với nhau được mấy tháng, khi chị mang bầu thì chồng đi Anh quốc làm thuê đến nay chồng thường xuyên gửi tiền về xây nhà, mua sắm đầy đủ tiện nghi nhưng chưa được gặp lại chồng. Đứa con năm nay cũng 12 tuổi rồi nhưng chưa được gặp cha một lần.

"Ở đây, nhiều gia đình hoàn cảnh lắm. Vợ chồng mỗi người một nơi nên chuyện con cái cứ hiếm dần. Có anh M., khi đi thì con mới học mầm non, lúc anh về thăm nhà, con đã xong lớp 12, đang làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Con không nhận ra mặt cha...”, chị N. kể.

Hiện tại xã Thiên Lộc có 8.200 nhân khẩu thì có khoảng 1.300 lao động đang làm việc ở nước ngoài trong đó có 704 người đi XKLĐ theo dạng "chui”. Họ ra nước ngoài làm đủ nghề như: giúp việc nhà, rửa chén bát, phục vụ quán ba, làm nail, trồng "cỏ”… nên cuộc sống của những lao động này đành chấp nhận theo kiểu "vợ xa chồng, mẹ xa con”…

Rời ngôi làng với những căn biệt thự bạc tỷ, nhiều người không khỏi xót xa khi những tiếng khóc than thảm thiết của những người cha, người mẹ già cứ vang vọng kèm nỗi u buồn thê lương khi có con em nghi là nạn nhân trong số 39 người tử nạn trong chiếc xe container ở Anh, khiến nhiều người không khỏi cầm được nước mắt.


                      Theo Baotintuc

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục