(HBĐT) - Trong căn phòng nhỏ đơn sơ chỉ có vài vật dụng thiết yếu, góc trân quý nhất đối với ông Phạm Minh Giám, tổ 25, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) là bức tường treo tấm ảnh đen trắng người lính cầm súng bị hoen mờ được phóng to. Bức ảnh đã được sử dụng trong nhiều tài liệu lịch sử liên quan đến chiến dịch mùa khô 1971 – 1972, và những chiến công hiển hách của quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Lào). Bức ảnh đề nội dung: Chiến sỹ Phạm Minh Giám, c24e866 một mình đánh cao điểm 1433 (Đông nam Long Chẹng).


Dù tuổi đã cao, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Minh Giám vẫn thường xuyên tìm hiểu những tư liệu lịch sử, về cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. 

"Trận đánh cao điểm 1433 để lại ấn tượng đặc biệt trong tôi…” – ông Phạm Minh Giám tự hào kể: "Bởi đây là thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến. Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội Lào đập tan nhiều cuộc hành quân xâm chiếm của địch ở Luông pha băng, Tây Mương Xủi – Xala Phu Khun, Đông và Nam Thà Khẹc, Nam Đường số 9, Nam Pạc Xê, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, và hỗ trợ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Lào ở vùng địch kiểm soát…”.

Trong trận đánh cao điểm 1433, ông Phạm Minh Giám bấy giờ là Trung đội trưởng, chiến đấu trong đại đội đặc công c24, Trung đoàn 866, Quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Đây là thời điểm chiến đấu cam go, khi địch gia tăng áp lực bằng B52 cường độ cao, còn đối với ta, lại là thời điểm khẳng định khả năng tác chiến của cấp chiến lược và bản lĩnh của bộ đội. Trong đó, các đơn vị đặc công như c24e866 bí mật làm nhiệm vụ luồn sâu, áp sát, đánh thẳng vào căn cứ đầu não của địch. Cùng với các mũi tiến công trên phòng tuyến Vàng Pao, trận đánh của c24e866 trên cao điểm 1433 thuộc khuôn khổ đợt 2 của chiến dịch Z (23/12/1971 – 6/4/1972). Trận đánh thắng lợi đã thể hiện sự tinh nhuệ, xuất sắc của bộ đội Việt Nam, ta đã xóa sổ một cứ điểm lợi hại của địch, từ đó làm chủ trận địa, phá hủy trạm điều không, và chính thức khai thông con đường phía Đông Nam để các đơn vị tiến công đánh Long Chẹng.

Kết thúc chiến dịch Z, Trung đội trưởng Phạm Minh Giám được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất (1972), dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú (1972), chiến sỹ thi đua toàn quân (1972), dũng sĩ diệt Mỹ cấp II (1973), Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng ba… Tháng 12/1972, ông được kết nạp Đảng. Sang đầu năm 1973 được về nước dự Đại hội Chiến sĩ quyết thắng, Lễ duyệt binh 1/5, và vinh dự là 1 trong 50 đại biểu của Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Đại hội Thanh niên Ba sẵn sàng toàn quốc.  

Những năm tháng tòng quân ra trận đánh Mỹ trên chiến trường Lào đã khắc sâu trong ký ức của ông Phạm Minh Giám. Sau 9 tháng nhập ngũ và được huấn luyện đặc công, tháng 4/1971, ông cùng đơn vị hành quân sang chiến trường C (Lào) để góp sức làm nhiệm vụ quốc tế. Tân binh Phạm Minh Giám được nhận vào đại đội đặc công c242866, Quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Đây cũng là đơn vị mà ông gắn bó chiến đấu, trưởng thành trong suốt những năm tháng làm người lính quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.

 Trong thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Lào, ông đã tham gia 2 chiến dịch lớn là chiến dịch mùa khô năm 1971-1972, chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum mùa mưa năm 1972. Với sự góp sức của những chiến sỹ Việt Nam, cách mạng Lào ngày càng lớn mạnh. Đến năm 1973, cách mạng Lào phát triển đã hỗ trợ tích cực cho Nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam (30/4/1975), quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tháng 12/1975). 

Đây là trang sử vẻ vang, thể hiện thắng lợi to lớn của quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu thủy chung, nghĩa tình son sắt giữa 2 dân tộc Việt Nam – Lào. Góp phần viết nên trang sử vẻ vang đó là những người lính như ông Phạm Minh Giám - nguyên Trung đội trưởng, Đại đội Đặc công 24, Trung đoàn 866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3. Vì "đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, ông Phạm Minh Giám được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Đây là danh hiệu vô giá ghi nhận những năm tháng đầy tự hào của cá nhân ông, góp phần làm nên những năm tháng hào hùng của cả 2 dân tộc Việt Nam – Lào: chiến thắng sự xâm lược của đế quốc Mỹ.   

Thu Trang

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục