(HBĐT) - Theo Quyết định số 993/QĐ-UBND, ngày 15/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành cấp tỉnh trên các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Mỗi chốt 13 đồng chí, gồm lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, Công an huyện, Cảnh sát cơ động, cán bộ ngành Y tế, Thanh tra giao thông.


Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt người tham gia giao thông tại chốt số 2 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình, thuộc địa phận xã Quang Tiến (TP Hòa Bình).

Theo đó, chốt số 1 trên quốc lộ 6, thuộc thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), giáp ranh với huyện Chương Mỹ (Hà Nội); chốt số 2 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc địa phận xã Quang Tiến (TP Hòa Bình), giáp ranh với huyện Thạch Thất (Hà Nội); chốt số 3 trên quốc lộ 6, thuộc huyện Mai Châu, giáp ranh với huyện Vân Hồ (Sơn La); chốt số 4 trên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn xã Liên Sơn (Lương Sơn), giáp ranh với huyện Chương Mỹ (Hà Nội); chốt số 5 trên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa.

Sáng 19/5, chúng tôi có mặt tại chốt số 2 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Đây là chốt quan trọng nhất, bởi lưu lượng phương tiện và lượng người qua lại đông giữa Hòa Bình với Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chốt được coi là "lá chắn” phòng ngừa dịch bệnh cho địa bàn tỉnh. Mặc dù trời nắng nóng nhưng lực lượng liên ngành phải làm việc liên tục kiểm soát xe vào địa bàn tỉnh. Các phương tiện giao thông đi qua chốt thực hiện đo thân nhiệt và, khai báo y tế. Việc bố trí điểm dừng phương tiện, đo thân nhiệt hợp lý nên không bị ùn tắc và đảm bảo khoảng các an toàn chống dịch. Phương tiện qua lại đều được cán bộ chốt ghi lại biển số xe, ngày, giờ qua chốt. Trung bình mỗi ngày, lượng xe qua chốt khoảng 2 nghìn lượt. Thiếu tá Bùi Thanh Hoàn, Đội CSGT đường bộ số 1 thuộc Phòng CSGT (Công an tỉnh) cho biết: Sau khi thành lập chốt, quân số của các đơn vị liên ngành luôn duy trì đúng số lượng, phân ca trực 24/24h. Các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân tạo điều kiện tối đa cho anh em hoàn thành nhiệm vụ như về phương tiện, chỗ nghỉ tạm, ăn uống… Do thời tiết nắng nóng nên công việc vất vả, anh em động viên nhau cố gắng khắc phục hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với những đơn vị quân số đông cán bộ, chiến sỹ phân công trực nhiều ca, anh em làm nhiệm vụ đỡ vất vả. Đơn vị ít người thì mỗi ca trực làm việc 12 tiếng liên tục. Qua những ngày đầu vận hành chốt, hầu hết người tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm, tạo điều kiện cho anh em làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số lái xe thiếu ý thức chúng tôi sẽ xử phạt nghiêm.

Qua trò chuyện với cán bộ, chiến sỹ làm việc tại chốt được biết, mặc dù còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt nhưng mọi người đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không để bỏ sót các trường hợp người và phương tiện vào địa bàn mà không khai báo y tế. Đồng chí Đinh Thị Bun, cán bộ y tế xã Quang Tiến cho biết: Trong những ngày này, trạm y tế xã có rất nhiều công việc liên quan đến công tác PCD như: Kiểm soát, truy vết, cách ly các trường hợp F1, F2, công tác chuyên môn hàng ngày… Từ khi thành lập chốt chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh cho địa bàn tỉnh. Do vậy, trạm luôn bố trí 2 người/ca đảm bảo đủ lực lượng phòng dịch. Sau khi đo thân nhiệt, phát hiện những trường hợp thân nhiệt cao, chúng tôi đề nghị lái xe xuống nghỉ ngơi và kiểm tra lại. Nếu thân nhiệt vẫn cao hoặc có các triệu trứng bất thường báo Trung tâm Y tế thành phố để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm.

Việc thành lập chốt kiểm soát phòng dịch không những ngăn ngừa mà còn xử lý kịp thời đối với những trường hợp có dấu hiệu của dịch bệnh, do đó, việc chấp hành, thực hiện các quy định khi qua chốt nhận được sự ủng hộ cao của người dân. Anh Lê Quang Khánh, một lái xe từ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Tôi quan sát thấy tất cả các phương tiện đều dừng lại nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt. Tuy mất chút thời gian nhưng đây là việc cần phải làm trong thời gian này để khoanh vùng dập dịch. Không chỉ phòng tránh, biết được tình trạng sức khỏe của mình mà còn đẩy lùi dịch bệnh cho cộng đồng.


Việt  Lâm

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục