(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, không khí trong lành, bản sắc văn hóa độc đáo, cùng với sự quyết liệt đổi mới tư duy, hành động trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cản trở sự phát triển, nhất là cải cách hành chính (CCHC), giải phóng mặt bằng (GPMB), huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư (NĐT) có năng lực triển khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, mở ra cánh cửa cho Hòa Bình bứt phá.


Đường Hòa Lạc - Hòa Bình rút ngắn trung tâm tỉnh với Thủ đô Hà Nội, mở ra cơ hội thu hút đầu tư cho tỉnh.

Dưới con mắt của nhiều chuyên gia cũng như cảm nhận của doanh nghiệp (DN), Hoà Bình được biết đến là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cộng đồng, được kỳ vọng là ngôi nhà thứ 2 của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư (THĐT), nhất là những DN có tiềm lực, tỉnh cũng đứng trước nhiều khó khăn, được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII thẳng thắn chỉ ra, đó là: Cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, tài nguyên - môi trường của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu NĐT. GPMB các dự án đầu tư, kể cả trong ngân sách và ngoài ngân sách chậm tiến độ. Từ chủ trương đến hiện thực, các chỉ đạo về cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ DN và các thành phần kinh tế phát triển còn một khoảng cách dài. CCHC chậm chuyển biến, môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh nằm ở tốp trung bình hoặc thấp. Hạ tầng KT-XH, nhất là giao thông nói chung còn yếu và thiếu, ảnh hưởng lớn đến THĐT phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh.

Để giải quyết những "nút thắt” trên, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy vai trò người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao, tập trung vào CCHC, GPMB, THĐT… Đến nay, tỉnh đã thực hiện luân chuyển 100% bí thư cấp ủy cấp huyện, đồng thời là chủ tịch HĐND. Thực hiện chủ trương không để cán bộ, công chức (CB, CC) từ cấp phó phòng trở lên giữ chức vụ quá lâu ở một vị trí công tác, hướng tới mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Việc đánh giá cán bộ thực hiện theo nguyên tắc lấy sản phẩm, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao gắn với cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những CB,CC, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, các nhiệm vụ liên quan đến CCHC, GPMB, THĐT, thu ngân sách…

Quyết liệt, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành gắn với cơ chế kiểm tra, đôn đốc, tỉnh từng bước tạo sự chuyển động trong hệ thống cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp. Không có nhiều lợi thế như các địa phương khác, huyện Lạc Sơn đổi mới công tác cán bộ, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, huy động hệ thống chính trị vào cuộc làm tốt công tác GPMB dự án trọng điểm hồ chứa nước Cánh Tạng, hình thành tư duy, cách làm mới về chuẩn bị quỹ đất sạch THĐT, được DN tin tưởng, quyết tâm triển khai các dự án lớn. Huyện Kim Bôi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, bản làng trù phú, còn lưu giữ bản sắc văn hóa đậm đà; đặc biệt có nguồn suối khoáng được ví như "vàng trắng” đang trở nên sôi động bởi hàng loạt các dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách, kỳ vọng trong tương lai gần có nhiều sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao của vùng. Huyện Tân Lạc từ lâu được biết đến trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại rau ôn đới ở các xã vùng cao, nay đang chuyển động mạnh mẽ bởi hàng loạt dự án đầu tư hạ tầng, nâng cấp đô thị, phát triển du lịch vùng lõi hồ Hòa Bình, phát triển du lịch cộng đồng các xã Vân Sơn, Quyết Chiến…

Các vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh đang chuyển động mạnh về tư duy, hành động để bứt phá vươn lên. Lương Sơn tập trung triển khai nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu trở thành vùng kinh tế năng động, cơ bản trở thành thị xã trước năm 2025. TP Hòa Bình đã có những công trình đột phá về hạ tầng, phát triển không gian đô thị, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị vùng Thủ đô hiện đại, văn minh, cửa ngõ vùng Tây Bắc…

Với nhiều giải pháp, cách làm quyết liệt, hiệu quả triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, những "nút thắt” cản trở sự phát triển từng bước được tháo gỡ. Các nhiệm vụ trọng tâm về quy hoạch, CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh, GPMB có nhiều chuyển động tích cực. Nhiều công trình, dự án quan trọng được đưa vào khai thác như đường nối QL6 với đường Chi Lăng, đường 435 lên hồ Hòa Bình; các cầu qua sông Đà, mở ra lợi thế cạnh tranh, phát triển không gian đô thị, thương mại, nông nghiệp, cải thiện dân sinh. Nhiều dự án, công trình quan trọng được khởi động, các đường nội thị, đường liên kết vùng tạo hiệu ứng tích cực thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư. Lần đầu tiên tỉnh có nhiều nhà đầu tư lớn như: TH True Milk, Sun Group, FLC… quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án tập trung vào lĩnh vực đô thị, sinh thái, du lịch công nghiệp ở nhiều địa phương: Lương Sơn, TP Hòa Bình, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc… mở ra cơ hội rất lớn để tỉnh bứt phá trong những năm tới. Năm 2021, tỉnh hoàn thành 16/21 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế. GRDP bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng. Nhiều nhiệm vụ quan trọng đang được tập trung chỉ đạo.

Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: Tỉnh tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, các đề án, nghị quyết chuyên đề của cấp ủy tỉnh, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Trong đó, tập trung thực hiện 4 khâu đột phá chiến lược về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; huy động, ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai các dự án hạ tầng chiến lược như: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La), cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và đường liên kết vùng TP Hòa Bình - Kim Bôi, kết nối Hòa Bình với Hà Nội và Sơn La, phát triển hạ tầng đô thị các vùng động lực như TP Hòa Bình, Lương Sơn, Kim Bôi… Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện giải pháp cụ thể cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ tốt nhất cho các DN, NĐT triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, đô thị, du lịch sinh thái, mở ra những bứt phá mới cho kinh tế của tỉnh trong tương lai.


Lê Chung

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục