(HBĐT) - Xuất phát từ những bức xúc về việc bị Nhà nước thu hồi đất, Cấn Thị Thêu (SN 1962), trú tại thôn Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có tư tưởng tiêu cực, bất mãn. Đáng nói, thị đã gieo rắc, nhồi nhét tư tưởng này cho tất cả các thành viên trong gia đình. Với tư tưởng chống đối quyết liệt, thị và 2 đứa con trai đã phải trả giá bằng những bản án phạt tù thích đáng... 

Bài 1 - Xuyên tạc, bịa đặt nhằm chống Nhà nước của Nhân dân - con đường vào tù

>> Bài 2 - "Biến" kẻ phạm pháp trở thành "người hùng” - chiêu trò của các thế lực thù địch 

Ngay trước phiên tòa sơ thẩm cũng như phiên tòa phúc thẩm xét xử 2 mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự, nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước đã lên giọng đòi thả tự do cho các "nhà hoạt động dân chủ” tích cực, hoạt động vì "nhân quyền”, đấu tranh vì công lý... Nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược với những kẻ núp bóng dân chủ rêu rao. Cả 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là những đối tượng có quá trình hoạt động chống phá lâu dài, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, từng bị các cơ quan chức năng xử lý nhiều lần.


3 mẹ con Cấn Thị Thêu trước khi bị bắt giữ và đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Cấn Thị Thêu là ai?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội (MXH), thời gian qua cái tên Cấn Thị Thêu không quá xa lạ. Trong hồ sơ còn lưu giữ, vào năm 2016, đối tượng này bị Công an TP Hà Nội bắt giữ về hành vi gây rối trật tự công cộng theo Điều 245, Bộ luật Hình sự. Theo đó, ngày 8/4/2016, Cấn Thị Thêu cùng một số công dân phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) và một số trường hợp thường xuyên khiếu kiện chây ì ở các địa phương, lưu trú tại khu vực Trụ sở Ban tiếp công dân T.Ư, số 1, Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông (Hà Nội) sử dụng băng rôn, hô khẩu hiệu nội dung mang tính chất kích động, gây rối trật tự công cộng kéo đến khu vực trụ sở Bộ Tài nguyên - Môi trường và một số địa điểm ngoại giao khác trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT.

Trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Cấn Thị Thêu cùng người nhà chụp ảnh, đăng lên facebook những hình ảnh, nội dung gây kích động một số công dân chuyên khiếu kiện ở phường Dương Nội tẩy chay bầu cử. Trước đó, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu bị bắt tạm giam và xử tù 15 tháng tù về tội "Chống người thi hành công vụ”. Ngày 27/7/2015, sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phương, Cấn Thị Thêu không ra trình báo chính quyền theo quy định mà tiếp tục cầm đầu, kích động số công dân chuyên khiếu kiện tập trung gây mất ANTT trên địa bàn TP Hà Nội. Thị đã 4 lần bị các cơ quan chức năng địa phương xử phạt hành chính vào các ngày 30/9 và 23/10/2015, 19/1 và 6/4/2016 về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Gieo rắc tư tưởng chống đối cực đoan - mẹ "dẫn” cả 2 con vào tù

Không dừng lại ở việc kích động người dân, Cấn Thị Thêu còn lôi kéo nhiều đối tượng có tư tưởng chống đối, cực đoan cùng tham gia. Đáng chú ý, trong những kẻ "theo gót” Cấn Thị Thêu có cả 2 con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Cả 3 mẹ con Cấn Thị Thêu đều là những đối tượng cầm đầu, cốt cán, tích cực trong thực hiện hành vi chống đối Đảng, Nhà nước của nhiều hội, nhóm phản động như "Hội dân oan nông dân 3 miền Bắc - Trung - Nam”, "Nông dân TV”, "Hành động vì Đồng Tâm”... Ngoài ra, các đối tượng này thường xuyên kích động, tham gia biểu tình, tụ tập đông người gây rối ANTT tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo. Quá trình gây rối, các đối tượng thường livestream, chia sẻ cho nhiều đối tượng theo dõi với những bình luận xuyên tạc, kích động hoạt động chống đối. Đồng thời, sử dụng facebook cá nhân để viết, đăng tải, chia sẻ, bình luận các bài viết, video clip có nội dung xuyên tạc thực trạng xã hội, tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam; bôi nhọ, hạ uy tín lực lượng chức năng, các đồng chí lãnh đạo các cấp; kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Trong quá trình cơ quan chức năng giải quyết vụ việc vi phạm pháp luật tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), cả 3 mẹ con Cấn Thị Thêu tích cực đăng tải, chia sẻ hàng trăm bài viết, video clip với thông tin không đúng sự thật về tình hình tại Đồng Tâm; kích động, hướng dẫn người dân chống đối chính quyền; xuyên tạc vụ án và công tác của các lực lượng chức năng... Đồng thời, các đối tượng còn móc nối, kêu gọi các tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng chống đối trong, ngoài nước hỗ trợ về vật chất cho số đối tượng vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm. Như ngày 12/1/2020, Trịnh Bá Phương đăng tải trên facebook cá nhân cái gọi là "lời kêu gọi giúp đỡ gia đình Lê Đình Kình”, công khai địa chỉ nhà riêng của Trịnh Bá Phương tại Dương Nội để quyên góp tiền tài trợ cho thân nhân Lê Đình Kình dưới hình thức "tiền phúng điếu”; hỗ trợ tài chính cho số đối tượng có hoạt động chống đối, vi phạm pháp luật. Trong những tài khoản gửi tiền có nhiều đối tượng phản động lưu vong chuyển. Trịnh Bá Phương còn thường xuyên tiếp xúc, trả lời phỏng vấn nhân viên ngoại giao, đài, báo nước ngoài đưa thông tin xuyên tạc với những nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước.

Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là đối tượng chống đối có quá trình hoạt động chống phá lâu dài, từng bị xử lý nhiều lần. Trong đó, Cấn Thị Thêu có 4 tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng, 2 tiền án về tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương đã kiên trì giáo dục, định hướng hoàn lương cho các đối tượng, tuy nhiên với bản chất chống đối, các đối tượng không từ bỏ mà hoạt động ngày càng công khai, thách thức, gây bức xúc trong dư luận, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.

Do đó, ngày 24/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam Trịnh Bá Phương cùng đồng phạm; Cơ quan ANĐT Công an tỉnh khởi tố, bắt Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, khởi tố vụ án, đưa ra xét xử về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự. Với tội danh này, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư bị TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên phạt mỗi bị cáo 8 năm tù và 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Còn Trịnh Bá Phương bị TAND TP Hà Nội xử phạt 10 năm tù. Việc đưa các đối tượng ra xét xử và xử phạt bằng hình phạt nghiêm khắc là đúng người, đúng tội, đúng với nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

(Còn nữa)

Vũ Phong


Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục