(HBĐT) - Ngày trước người Dao sống du canh du cư nay đây mai đó dọc theo sông Đà. Năm 1966, những hộ dân đầu tiên chuyển về Thung Dao Bắc tìm đất địch cư. 28 hộ ban đầu là những người Dao ở xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi), một số hộ ở xóm Rãnh - xã Toàn Sơn, xóm Mạ, Mít - xã Tú Lý (Đà Bắc), xóm Tiến Lâm - xã Bắc Phong (Cao Phong), xóm Khuôi - phường Thái Bình (TP Hòa Bình).


Hộ ông Triệu Văn Bình là một trong những gia đình phát triển kinh tế tiêu biểu ở xóm Thung Dao Bắc, 
xã Tú Sơn (Kim Bôi). 

Cuộc sống nơi rừng sâu, muỗi vắt nhiều, dịch bệnh liên miên, cái ăn thiếu thốn, bà con phải ăn củ mài để cầm cự qua ngày. Không hiểu nguyên nhân gì, cây ngô tra xuống đất không ra bắp. Suốt mấy chục năm sống trong cảnh đói kém khiến các gia đình ở Thung Dao Bắc vơi dần. Đầu năm 1993, Nhà nước có chính sách mở đường lên Thung Dao Bắc. Có đường, người Dao bắt đầu giao lưu với bên ngoài. Con gà, con lợn không phải gánh mà có thể dùng xe để chở. Đường điện cũng được kéo lên núi, người Dao thoát cảnh tăm tối. Con em được xuống núi đi học.

Có đường, điện, trường, trạm, đời sống của bà con ngày càng tốt hơn. Có điều kiện, người Dao phát huy năng lực của mình phát triển kinh tế. Nhiều người trở thành triệu phú. Ngôi nhà 3 tầng bề thế nằm giữa xóm Thung Dao Bắc của  gia đình ông Triệu Văn Bình là một điển hình. Ông được coi là triệu phú người Dao đầu tiên của xóm. Ông Bình năm nay đã gần 70 tuổi, hàng ngày ông vẫn đi cắt cỏ cho trâu ăn và làm mía cùng con, cháu. Hiện gia đình ông có 20 con trâu, 30 con lợn, cả trăm con gà. 4ha mía tím là nguồn thu nhập đều hàng năm. Năm 2022, mía được giá, mỗi ha mía mang lại cho gia đình nguồn thu 200 triệu đồng.

Không riêng gia đình ông Bình, nhiều hộ dân bám trụ ở Thung Dao Bắc chịu khó lao động vươn lên làm giàu như anh Bàn Xuân Toàn có trang trại trồng cam, chăn nuôi mấy chục con trâu, bò; gia đình ông Triệu Văn Minh làm mía, nuôi trâu, bò... Giờ đây, Thung Dao Bắc còn trở thành vựa mía lớn của huyện Kim Bôi. Theo ông Triệu Xuân Tình, Trưởng xóm Thung Dao Bắc, hiện xóm còn 15 hộ nghèo, chiếm 5%. Cuộc sống của bà con được nâng lên, nhiều gia đình có điều kiện cho con đi học cấp cao hơn. 

Đồng chí Bạch Văn Diền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn cho biết: Từ năm 1993, đồng bào Thung Dao Bắc đã chấm dứt cảnh thiếu ăn. Xóm xoá được nhà tạm, hầu hết các hộ xây được nhà kiên cố, 100% hộ có ti vi, nhiều hộ có xe máy, ô tô. Toàn xã Tú Sơn hiện có 230 hộ là người dân tộc Dao sinh sống ở các xóm: Hạ Sơn, Thung Dao Bắc và tổ 3, xóm Hợp Nhất. Từ sự đầu tư hạ tầng của Nhà nước, nỗ lực vươn lên của người dân nên cuộc sống của bà con ngày càng khá giả, ngang bằng với các hộ dân trong xã.

 Việt Lâm

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục