Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.

Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.

(HBĐT) - 10 năm gắn bó với Hòa Bình theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. 10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương cùng các cộng sự nếm trải vượt qua biết bao chông gai, trắc trở kiên định thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn 2 xã Thành Lập, Trung Sơn ( Lương Sơn). Anh quan niệm, may mắn - thành quả sẽ đến với ai biết tìm cách vượt qua khó khăn và nỗ lực không ngừng.

 

Tôi lại gặp kỹ sư Đặng Văn Cương vào những ngày đầu tháng 8, khi anh đang cùng các nhà thầu tổ chức chạy thử và hiệu chỉnh thiết bị chuẩn bị cho ngày vận hành Dự án xi măng Hòa Bình bằng nguồn điện 110 KV. Anh già đi nhiều nhưng phong thái vẫn như xưa: nhanh nhẹn, hoạt bát và tất bật. Niềm tin và sự phấn khởi đã trở lại trong anh khi chỉ còn ít ngày nữa dự án trọng điểm của Công ty TNHH Xuân Mai và của tỉnh tại vùng nam công nghiệp Lương Sơn đi vào sản xuất.

 

Anh Cương tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa, đại học Bách khoa từ năm 1994. Ngay từ khi ở giảng đường đại học, anh đã không có ý nghĩ làm việc trong Nhà nước mà quyết tâm dấn bước doanh nhân đầy chông gai, trắc trở. Gia đình anh nhiều người làm công nghiệp. Anh biết đến tiềm năng phát triển nguyên liệu xi măng của vùng nam Lương Sơn từ sớm và tâm niệm sẽ triển khai các dự án trên vùng đất này. Dự án xi măng Xuân Mai là bước khởi sự cho Dự án xi măng Hòa Bình giai đoạn 1. Dấn bước làm xi măng, ngay từ đầu anh đã xác định khó khăn. Nhưng phải đến khi thực sự “vào cuộc” anh cũng không ngờ quá trình triển khai lại nhiều áp lực đến vậy. Anh học theo cách giải quyết khó khăn của người châu âu. Anh không kêu ca, kể khổ mà chỉ tìm cách giải quyết những khó khăn, thử thách. Anh tâm sự, không tính đến dự án xi măng Xuân Mai khá thuận lợi vì được sự giúp đỡ chí tình, đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng. Riêng đối với Dự án xi măng Hòa Bình gặp phải 2 khó khăn lớn. Thứ nhất, dự án triển khai vào thời điểm lạm phát với những áp lực về vốn vay với lãi suất cao. Thứ 2 là nguồn điện không bảo đảm tiến độ để nhà máy có thể vận hành theo kế hoạch. Dự án Xi măng Hòa Bình triển khai vào đúng thời điểm lạm phát, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên tới 21%, trong khi đó nguồn vốn của Công ty chỉ có thể cân đối khoảng 200 tỷ đồng, còn lại phải vay ngân hàng khoảng 500 tỷ đồng. Trong bối cảnh này đã phát sinh sự không đồng thuận của một số thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty, có thành viên nản chí, rút vốn. Hồi ấy có dư luận, kỹ sư Cương không còn làm Tổng Giám đốc Công ty. Dự án sẽ “vỡ trận”. Trong khi đó, tiến độ Dự án xi măng Hòa Bình đã được xác định hoàn tất sau 17 tháng tính từ ngày khởi công. Vậy là kỹ sư Cương cùng một số thành viên trong HĐQT còn trụ lại vừa tổ chức triển khai dự án, vừa bươn bả tìm đối tác để bổ sung cho nguồn vốn bị thiếu.

 

Đối với cá nhân anh, đây là quãng thời gian nhiều áp lực. Tài sản, hạnh phúc gia đình đặt hết vào Dự án xi măng Hòa Bình. HĐQT Công ty đã tìm được đối tác sau này thành cổ đông chiến lược của Dự án xi măng Hòa Bình. Khi tìm được nguồn vốn bổ sung, công ty và nhà thầu EPC - Hợp Phì Trung Quốc quyết liệt thi công trong điều kiện căng thẳng về điện. Tuy nhiên vẫn bảo đảm kế hoạch sau 17 tháng từ ngày khởi công đã hoàn thành vào tháng 8/2010. Dự án xi măng Hòa Bình xác lập những kỷ lục kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kỷ lục về giải phóng mặt bằng 40 ha đất trong khuôn khổ dự án được thực hiện trong vòng đúng 10 ngày. Kỷ lục về dự án tầm cỡ nhất tỉnh triển khai vào đúng giai đoạn khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ đề ra như nhiều người nói nếu không phải là dự án của doanh nghiệp tư nhân thì không thể thực hiện. Một kỷ lục về dự án đi vào bế tắc khi hoàn thành do không có nguồn điện vận hành và sản xuất. “Đây cũng là khó khăn lớn đầy áp lực đối với Công ty TNHH Xuân Mai“ - Kỹ sư Cương chia sẻ.

 

 

      

                   Nhà máy xi măng Hòa Bình chuẩn bị hoạt động.

 

Đúng 1 năm trời Dự án xi măng Hòa Bình khi đã hoàn thành phải nằm im bất động vì không có nguồn điện 110 KV- Thanh Nông - Xuân Mai. Công ty tổn thất nặng nề, lãi suất ngân hàng tiếp tục đè nặng lên các thành viên trong HĐQT công ty. Số là Dự án đường dây 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư được khởi động từ nhiều năm và xác định hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành của Dự án xi măng Hòa Bình. Thế nhưng dự án này “ lỗi hẹn” 1 năm trời. ở dự án này, công tác GPMB rất phức tạp ở cả Hòa Bình và Hà Nội. Mãi đến tháng 12/2010, địa phận Hòa Bình mới GPMB xong. Phần còn lại, quy trình GPMB rất khó khăn bởi cơ chế, chính sách ở Hà Nội khác hẳn, đặc biệt là trong xác định nguồn gốc đất đai, bảo đảm đúng theo trình tự pháp lý, cụ thể và chi tiết, đòi hỏi chi tiết từng gốc cây, bụi rau.

 

Mỗi hộ dân nhất trí nhận tiền đền bù, mỗi cây cột điện được dựng, mỗi mét dây được kéo đều là những mốc thời gian lịch sử mà từng cán bộ, kỹ sư Công ty TNHH Xuân Mai mong đợi. Rồi ngày 30/6/2011 đã hoàn thành các thủ tục đền bù GPMB, giải tỏa hành lang lưới điện, hoàn thành dựng cột, kéo dây. Đến 12/7 tổ chức nghiệm thu cơ sở trên toàn tuyến và đến 18/7 đã thực hiện đóng điện trạm biến áp, vận thử và tổ chức hiệu chỉnh các thiết bị, dây chuyền lần cuối để chuẩn bị cho ra lò những sản phẩm đầu tiên vào tháng 9/2011, đưa Nhà máy xi măng Hòa Bình sản xuất vào đúng dịp kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Hòa Bình và 20 năm ngày tái lập tỉnh.

 

10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương gắn bó với quê hương Hòa Bình. Ngần đó thời gian, anh cùng cộng sự đồng cam cộng khổ vượt qua biết bao khó khăn, áp lực và trưởng thành trong nắng gió Thành Lập, Trung Sơn để triển khai 2 dự án xi măng tầm cỡ, kiên định và quyết liệt theo đuổi thực hiện dự án trọng điểm của tỉnh và của công ty, thực hiện mục tiêu đưa thương hiệu xi măng Trung Sơn- sản phẩm được đăng ký bảo hộ của Dự án xi măng Hòa Bình gia nhập sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao trên thị trường. Tôi biết, với anh phía trước còn nhiều gian nan, vất vả. Nhưng đối với kỹ sư Đặng Văn Cương và các cộng sự, thử thách, nghị lực được bồi đắp và tôi luyện trong khó khăn đang theo đuổi những mục tiêu cao cả và lớn lao hơn, xây dựng vóc dáng công nghiệp, góp phần tạo nên sự biến đổi cho những vùng quê còn thuần nông nghèo khó.     

                                                                               

                                                                                    Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục