Ông Đinh Thế Tiến -  người trở về sau 39 năm là liệt sĩ.

Ông Đinh Thế Tiến - người trở về sau 39 năm là liệt sĩ.

(HBĐT) - Trong những ngày qua, gia đình anh Đinh Thế Hiến ở xóm Trại Mới, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn tấp nập khách ra vào bởi nhà anh có niềm vui bất ngờ mà nằm mơ anh cũng không bao giờ nghĩ đến. Bố anh là ông Đinh Thế Tiến sau 39 năm báo tử là đã hy sinh tại mặt trận phía tây - nam bỗng nhiên trở về. Ai cũng mừng cho gia đình anh Hiến sau gần 40 năm mới được xum họp.

 

Ông Đinh Thế Tiến sinh năm 1955 ở xóm Trại Mới, xã Cao Răm. ông là người con thứ hai trong một gia đình có 8 anh, chị, em. Năm 1977, ông nhập ngũ và chiến đấu tại mặt trận phía tây - nam. Năm đầu đi bộ đội, ông Tiến có gửi 1 lá thư về cho vợ là bà Hoàng Thị Thả (SN 1957) nội dung thư thông báo là ông bị thương nặng, đứt 3 đoạn ruột và đang điều trị tại Cần Thơ. Bà Thả chia sẻ: “Tôi lo lắm. Tôi có viết thư trả lời ông ấy nhưng không biết thư có đến được tay ông ấy hay không. Đó cũng là dòng chữ cuối cùng mà ông gửi về cho chúng tôi”. Từ lá thư ở chiến trường gửi về, cho đến những năm sau này, gia đình ông Tiến không nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến ông. Anh, chị, em của ông Tiến cũng nhiều lần hỏi thăm khắp nơi với hy vọng tìm được tung tích gì đó nhưng đều vô vọng. Mãi đến năm 1992, gia đình ông nhận được giấy báo tử ông Tiến đã hy sinh. Thế là mọi hy vọng bị dập tắt.

 

Cuối năm 2015, ông Đinh Văn Thắng (em trai ông Tiến) vô cùng bất ngờ khi nhận được một bức thư. Người này tự xưng là con dâu ông Tiến. Trong nội dung thư, chị kể thời gian gần đây, bố chồng (tức ông Tiến) bỗng có triệu chứng rất lạ, tự nhiên ông nói quê ông ở Hòa Bình rồi ông nhớ địa chỉ để chị viết thư. ông bảo nơi đó, ông có gia đình, bè bạn và có cả vợ con rồi. Gia đình ông Thắng và vợ con của ông Tiến cũng không ai tin. Tuy nhiên, khi thư qua, thư lại biết tin và số điện thoại gọi cho nhau, mọi người mới bắt đầu hiểu mọi chuyện. ông Tiến cũng giải thích, trước đó, do bị thương quá nặng nên ông mất trí nhớ. ông Thắng đã đưa ra nhiều câu hỏi để thử xem anh trai của mình trả lời có đúng không: Nhà mình ở cạnh nhà ai? Phía trước nhà là cái gì? Gia đình mình có mấy anh, em? Qua điện thoại, ông Tiến trả lời rành rọt: Kế trên nhà mình là nhà ông Vững. Kế dưới là nhà ông Trung... Để cho chính xác, chúng tôi đã dùng điện thoại thông minh có hiện hình ảnh gọi điện lại cho anh Tiến. Trên màn hình điện thoại hiện rõ ảnh anh Tiến. Nhìn ảnh, cả nhà òa khóc. Ai cũng nhận ra anh ấy luôn. Chúng tôi giống như đúc, ai nhìn thấy cũng chột dạ và vui mừng khôn xiết, anh Tiến vẫn còn sống. ông Thắng chia sẻ.

 

Sau cuộc điện thoại đó, ông Đinh Thế Tuyền (là một người em trai của ông Tiến) đã lái xe từ Hòa Bình vào tận An Giang gặp anh trai và được biết người anh trai của mình đã có vợ và 5 con. Người vợ của ông Tiến không ai khác chính là nữ y sĩ quân y năm xưa đã cứu ông khi bị thương. Ngày ông Tiến trở về là ngày đoàn tụ của cả gia đình, ai cũng vui mừng khôn xiết.  Bà Đinh Thị Diên, chị gái của ông Tiến kể: Biết tin cậu Tiến về, tôi đi đón mà không thể tin được. Tôi nắm tay rồi nắm chân, sờ lên mái tóc đã bạc trắng của em trai mà cứ ngỡ mình nằm mơ.

 

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp ông Tiến, đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn cho biết: Trường hợp của ông Tiến là một trong những trường hợp hy hữu do khách quan. Hiện nay, Công an huyện Lương Sơn đang điều tra, xác minh. Khi có kết luận cụ thể, chúng tôi căn cứ giải quyết các chế độ theo pháp luật hiện hành.

 

 

 

                                                               Việt Lâm

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục