(HBĐT) - Sông Đà – dòng sông của thác ghềnh, dữ dội ngày nào giờ hiền hòa, lung linh trong ánh điện của công trình thế kỷ. Với người dân thị xã Hoà Bình xưa, dòng sông như nhân chứng, biểu tượng cho những con người anh dũng, quả cảm của biết bao thế hệ đã lên đường chiến đấu, hy sinh, góp phần cùng cả nước dành độc lập tự do ngày hôm nay.

 

Dân quân Hòa Bình tiếp đạn cho bộ đội chủ lực bắn máy bay Mỹ.                        

 

Những ngày tháng tư lịch sử, trong những bài giảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các thầy, cô giáo giảng dạy môn lịch sử không quên sưu tầm, tìm hiểu thêm những thông tin, câu chuyện về địa phương để minh chứng sinh động thêm cho bài giảng. Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tuyết, giáo viên lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng cho biết: Ngoài bài giảng trong sách giáo khoa, tôi còn tìm hiểu thêm thông tin trong cuốn “Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân thị xã Hoà Bình”. Nhà trường thường xuyên phối hợp với Hội CCB phường, mời các CCB đã chứng kiến và trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương Hoà Bình đến để trò chuyện về những câu chuyện lịch sử ý nghĩa cho các em học sinh. Đó là những câu chuyện đã cách xa. Thế nhưng, với những người đã từng chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ thị xã Hoà Bình và dòng sông quê hương ngày ấy, những câu chuyện đó là bản hùng ca không thể nào quên…

 

Thị xã Hoà Bình là địa bàn chiến lược rất quan trọng, án ngữ quốc lộ 6, mạch máu giao thông quan trọng, nối liền Thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc. Hơn thế nữa, thị xã Hoà Bình nằm bên bờ sông Đà, cách Hà Nội hơn 70 km. Với vị trí như vậy nên thị xã Hòa Bình trở thành một trong 94 mục tiêu trên bản đồ đánh phá của không quân Mỹ.

 

Giai đoạn 1965-1975, đất nước ta xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc… Để đối phó với hành động liều lĩnh của Mỹ bằng không quân năm 1964, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã kịp thời chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến, vững vàng sản xuất, chiến đấu, tiếp tục xây dựng XHCN. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của địa phương trong giai đoạn mới, đặc biệt là cuối tháng 5/1965, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ lan tới tỉnh ta bằng các trận đánh phá tại Ngọc Lương (Yên Thuỷ), Liên Hoà (Lạc Sơn)… Đối với thị xã Hoà Bình, 9h ngày 24/9/1965 hàng chục lần tốp máy bay phản lực của giặc Mỹ ập tới, trút hàng trăm quả bom xuống trường lái xe khu phố Chăm, gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân thị xã. Suốt trong năm 1965, 1966, không quân Mỹ liên tiếp tiến hành trinh sát rồi ném bom xuống xã Thịnh Lang. Cuộc sống, sản xuất của nhân dân bị đảo lộn, nhiều nhà cửa bị tàn phá, các trường học, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện phải sơ tán. Lực lượng ở lại là những nhân lực khỏe, cơ động nhanh và bảo vệ an ninh, sẵn sàng chiến đấu đánh trả sự phá hoại của máy bay địch. Đặc biệt, trước những bước leo thang cực kỳ nguy hiểm của gặc Mỹ, để giữ vững thế tiến công cách mạng, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, tỉnh Hoà Bình đã triển khai nhiệm vụ sẵn sàng “Sản xuất và chiến đấu”. Địa bàn thị xã xây dựng 6 trận địa trực chiến. Chỉ trong thời gian ngắn, cán bộ, nhân dân thị xã Hòa Bình đã đào được 10.265 hầm và 95 chiến hào. Tất cả các xóm, làng, khu phố, nhà máy, xí nghiệp đều có giao thông hào và hầm trú ẩn…

 

Từ tháng 9/1965 - 11/1968, không quân Mỹ 9 lần oanh tạc,  đánh phá thị xã Hòa Bình. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động và sáng tạo, ý chí quyết thắng Mỹ, thế trận chiến tranh nhân dân ở thị xã được thể hiện vững vàng hơn bao giờ hết. Trong bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, các chiến sĩ luôn bám sát trận địa, sẵn sàng đón đánh quân thù xâm phạm tới quê hương.

 

Đặc biệt, trong giai đoạn lịch sử này, thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, cả thị xã đã dấy lên phong trào thi đua mạnh mẽ với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, sản xuất các mặt hàng đa dạng, phong phú. Trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích và năng suất, sản lượng lương thực đều tăng…

 

Góp phần to lớn trong việc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ I của giặc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân thị xã Hòa Bình với khí thế sôi nổi, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc, tiếp tục góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ và dồn sức chi viện cho miền Nam dành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Trong giai đoạn lịch sử này, nhân dân thị xã Hòa Bình tự hào với thành tích chiến đấu của dân quân tự vệ thị xã khi dũng cảm hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với đơn vị phòng không của bộ đội chủ lực, ngày đêm đánh trả cuộc tập kích chiến lược của giặc Mỹ cuối tháng 12/1972. Ngày 26/12/1972, dân quân tự vệ thị xã hiệp đồng với bộ đội, cùng chia lửa với quân dân Thủ đô, hạ thổ một phản lực “con ma” của gặc Mỹ ngay trên bầu trời thị xã. Năm 1972, 18 đơn vị dân quân tự vệ thị xã đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng…

 

Đáp trả sự hung bạo của bọn “giặc trời”, qua 2 cuộc chiến tranh phá hoại, giặc Mỹ đã không khuất phục được ý chí ngoan cường của quân và dân ta. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, đồng bào các dân tộc thị xã Hòa Bình vừa sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu, vừa hết lòng, hết sức chi viện cho miền Nam cho Gia Định kết nghĩa thân yêu, quyết tâm phấn đấu xây dựng thị xã Hòa Bình trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh…

 

Gần 50 năm đã qua, những dấu tích của bom đạn khốc liệt ngày ấy không còn, nhưng vẫn còn đó trong ký ức của những người dân thị xã Hòa Bình năm xưa sự hào hùng, anh dũng của ý chí dũng cảm, kiên cường, bất khuất… vẫn mãi còn lưu truyền cho hôm nay và mai sau…

 

                                                                  

                                                            Hồng Duyên

 

 

Các tin khác


Tìm về nơi cổ nhất

(HBĐT) - Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, xóm Trại thuộc xã Trung Hoàng, tổng Trung Hoàng, phủ Lạc Thổ, đạo Thanh Bình. Năm 1886, xóm Trại thuộc địa phận Mường Vang xưa, nay thuộc các xã Quý Hoà, Tân Lập, Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Với địa hình bao bọc xung quanh là núi đá vôi, hang xóm Trại nằm ở giữa là thung lũng đồng bằng rộng lớn được người dân canh tác lúa nước.

Bài 4: Một số di tích khảo cổ tiêu biểu của Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - 1 - Di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn): Từ khi phát hiện cho tới nay đã có tới 8 cuộc điều tra, thám sát, khai quật tại di tích. Những giá trị tiêu biểu: Đã phát hiện số lượng di vật đá xương phong phú nhất lên tới trên 5.000 tiêu bản.

Túi khót thầy mo Mường

(HBĐT) - Túi khót của thầy mo Mường là túi vải đựng những vật thể được cho là linh thiêng, đồ tế khí được dùng làm vật hộ thân, là công cụ trấn trị ma quỷ trong hành nghề của mình.

A1 - huyền thoại một ngọn đồi

(HBĐT) - Trong 39 ngày đêm chiến đấu kiên cường, máu, mồ hôi, nước mắt của bộ đội ta thấm đẫm đồi A1. Có những chiến sỹ cả ngày chịu đói vẫn chốt chặt vị trí chiến đấu. Nhiều người vừa đánh địch vừa bảo vệ thương binh. Có chiến sỹ bị thương vẫn gan dạ yểm trợ cho đồng đội tấn công.

Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch ở Hòa Bình

Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền nùi đang sinh sống tại đây

Miền đất cổ Mường Bi - Tân Lạc tạo được bước chuyển mới trong phát triển KT-XH

(HBDT) - Trước đây, Tân Lạc thuộc huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Cho đến khi thực dân Pháp lập tỉnh Mường Hòa Bình, vùng Tân Lạc nằm trong 2 tổng Lạc Thiện và Lạc Nghiệp, phủ Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục