Thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược, vì xác định đây là địa bàn có vị trí vô cùng quan trọng về chiến lược, nếu ta giải phóng được, sẽ làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam.

Để bảo đảm chiến dịch chắc thắng, Bộ tư lệnh chiến dịch đã tiến hành công tác chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, chu đáo và quyết định chọn Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu-trận then chốt quyết định. Trận đánh này được coi là điển hình của nghệ thuật quân sự Việt Nam, trong đó, mưu kế điều khiển thế trận là nét nổi bật, góp phần vào thành công của chiến dịch.

Nghệ thuật điều khiển thế trận trong trận then chốt
Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Hòa Bình trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Ngày 4-3-1975, Chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu. Từ ngày 4 đến 9-3, ta đã chỉ huy tổ chức nghi binh, tạo thế, triển khai lực lượng, chia cắt chiến dịch, tạo điều kiện đánh Buôn Ma Thuột. Đây là một vị trí xung yếu, nhưng do mắc mưu kế nghi binh của ta, nên địch dồn phần lớn lực lượng lên phía Bắc; phòng thủ của chúng ở đây mỏng hơn và có nhiều sơ hở. Sau thời gian nghi binh, khiến địch tin chắc ta sẽ đánh Plây-cu, ta quyết định nổ súng đánh cắt giao thông, chia cắt chiến dịch theo kế hoạch. Trong ngày mở đầu chiến dịch, ba con đường huyết mạch (19, 14, 21) tiếp tế cho Tây Nguyên của địch đã bị cắt hoàn toàn. Khi thấy địch vội vã dùng trực thăng đổ liên đoàn 21 biệt động quân từ Bắc Tây Nguyên xuống sân bay Hòa Bình và đưa tiểu đoàn này lên Buôn Hồ để bảo vệ Bắc Buôn Ma Thuột, ta đã sử dụng các đơn vị pháo binh tổ chức kiềm chế hai sân bay Cù Hanh, Hòa Bình; Sư đoàn 968 cắt Đường số 14 giữa Kon Tum và Pleiku và tiếp tục bắn phá vào hai thị xã này.

Tiếp tục kế hoạch cô lập Buôn Ma Thuột, ngày 9-3, Sư đoàn 10 nổ súng tiến công Đức Lập. Sau 6 ngày đêm chiến đấu, giai đoạn tạo thế của chiến dịch đã hoàn thành, Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị chia cắt từ mọi phía. Sau đó, ta tiếp tục đánh chiếm Thuần Mẫn, tiến công Đức Lập, nhưng địch vẫn chưa đoán được ý định tiến công vào Buôn Ma Thuột. Để bảo đảm chắc thắng, ta đã tập trung lực lượng lớn, gồm 12 trung đoàn bộ binh và binh chủng tham gia; triển khai tiến công trên 5 hướng: Sư đoàn 316 trên hướng bắc, nam và đông; Sư đoàn 10 tổ chức một mũi binh chủng hợp thành thọc sâu vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy; Trung đoàn 95B triển khai đánh vào ngã sáu.

Bị tiến công dồn dập từ nhiều hướng, địch co về phòng thủ tại căn cứ Sư đoàn 23 đồng thời sử dụng 79 lần chiếc máy bay ném bom vào đội hình tiến công của ta. Mục đích của địch lúc này là cố giữ địa bàn từ 2 đến 3 ngày để chúng tăng viện ứng cứu. Sau khi phân tích tình hình, chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm nhanh chóng đánh chiếm căn cứ Sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trước khi địch đưa lực lượng dự bị đến ứng cứu. Sáng sớm 11-3, ta nổ súng tiến công vào căn cứ sư đoàn 23 ngụy, sau 2 giờ hỏa lực chuẩn bị, bộ binh xe tăng ta từ 3 mũi tiến công, đến 11 giờ ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Trận then chốt quyết định mở đầu chiến dịch thắng lợi sau 32 giờ tiến công mãnh liệt, ta bắt sống toàn bộ chỉ huy của địch. Thắng lợi này đã tạo nên bước ngoặt chiến lược của cuộc chiến tranh, thúc đẩy nhanh quá trình tan rã và sụp đổ của chúng.



                             Theo QĐND

Các tin khác


Trên 240 chiến sỹ tham gia huấn luyện tự vệ

Ngày 8/4, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Hòa Bình tổ chức khai mạc lớp huấn luyện tự vệ Cụm I năm 2024 cho 242 chiến sỹ thuộc 24 đơn vị trong cụm.

Phát huy vai trò “đội quân công tác” trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027” (Đề án 1371), Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Để đề án đi vào thực tiễn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến thực chất, vững chắc về nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã huy động sự tham gia có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức; kết hợp chặt chẽ với các chương trình, cuộc vận động có liên quan để hiện thực hóa các mục tiêu của đề án.

Thiếu tá Bùi Văn Hải - Trưởng Ban Quân khí giỏi cấp toàn quân

Những kinh nghiệm, kiến thức thực tế tích lũy trong quá trình công tác được Thiếu tá Bùi Văn Hải, Trưởng Ban Quân khí, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ CHQS) tỉnh mang đến hội thi Trưởng Ban Quân khí giỏi toàn quân năm 2023 đã giúp anh đoạt giải nhì tại hội thi.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập tại huyện Lạc Sơn và Đà Bắc

Trong 2 ngày 6 - 7/3, đoàn kiểm tra của Bộ CHQS tỉnh do đại tá Đinh Đình Trường, Phó Ban Thường trực Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ tại huyện Đà Bắc và Lạc Sơn.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Từ ngày 4 - 6/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các cơ quan, đơn vị. Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo luyện tập.

Huyện Yên Thủy ra quân huấn luyện năm 2024

Ngày 1/3, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Thủy tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên – Tiến lên giành 3 nhất”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục