Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

 

 

Bà Lan dựng cái chổi vào chạc cây ổi, ngồi thở hổn hển. Chiều xuống dịu mát, gió từ mương thổi vào làm bà thấy tỉnh táo hơn. Sau khi giải ngũ, mặc dù mang trên mình những tổn thương về sức khỏe sau chiến tranh, bà Lan vẫn đi đầu trong phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, vượt khó, làm giàu. Chẳng mấy chốc bà đã cất được nhà hai tầng, có xe máy, ti vi, tủ lạnh rồi xe công nông. Chồng qua đời, bà vẫn nuôi dạy con và gánh vác việc họ hàng đôi bên. Khi thằng Đức lên lớp 12, ai cũng bảo đến hè này nó mang cái giấy gọi đại học về nữa là nhất bà Lan rồi.

Mấy bữa, thấy thằng Đức có vẻ mệt mỏi, bà gặng hỏi, nó chỉ nói là ôn thi mệt, phải thức khuya nhiều. Thi thoảng, bà lại thấy nó về muộn, hỏi ra nó bảo đi ôn bài cùng tụi con Thư, thằng Phúc. Mấy đứa đó thì bà cũng yên tâm vì toàn con nhà gia giáo, lại là chỗ quen biết. Từ ngày thằng Đức ôn thi tốt nghiệp, bà hay cho nó thêm tiền ăn sáng. Có lúc thấy nó đòi thêm khoản này, khoản kia, bà chỉ dặn: "Không được phung phí nghe con”. Bà biết tính nó lành, làm gì biết quân bài tú-lơ-khơ hay đề đóm.

Nhưng đêm ấy, bà Lan thấy lòng như có lửa đốt. Bà ngó ra cổng, ngoài kia, xe cộ đi lại đã thưa thớt mà chưa thấy Đức về. Sốt ruột, bà quay điện thoại gọi sang nhà cái Thư. Một giọng đàn ông ngái ngủ từ đầu dây bên kia vang lên. Bố cái Thư bảo hội bạn ôn bài của nó đã về lâu rồi. Gọi sang nhà thằng Phúc, mẹ nó bảo Phúc đã về dọn hàng cùng mẹ. Thế thằng Đức đang ở đâu? Bà Lan không chịu được nữa. Bà dắt xe ra cửa, lao vào màn đêm.

Sau vụ bà Lan cùng công an phát giác ra cái ổ sử dụng ma tuý ấy, chính bà thấy xấu hổ khi gặp bạn bè, người thân. Hết lần này lần khác, từ khuyên nhủ, doạ nạt. Hết cai nghiện lại tái nghiện, thằng Đức chỉ còn lẻo khẻo như cái dải khoai.

Một đêm, thắp nén hương trước bàn thờ người chồng quá cố, bà Lan nói trong nước mắt: "Ông Hùng ơi, ông sống khôn thác thiêng về phù hộ cho gia đình mình giữ lại dòng dõi họ Nguyễn. Tôi "đàn bà con gái” không đủ sức che chở cho con để thằng Đức nó sa ngã. Con nó không đủ quyết tâm để vượt qua cám dỗ của ma túy. Tôi chỉ mong ông về chỉ dẫn cho tôi phải làm gì bây giờ?”.

Thế rồi, bà Lan nhớ ra lúc còn sống, ông Hùng từng dặn bà: "Mai này, nếu gặp chuyện gì khó khăn thì hãy nhớ tìm về chiến trường xưa. Còn anh em đồng đội”. Thế là, bà giao bán nhà, hai mẹ con lên đường trở lại vùng quê này. Ở đây, cách thị trấn không xa nhưng khá vắng vẻ. Người dân sống gần gũi và thân thiện.

Người mà bà tìm đến đầu tiên là sư thầy. Sư thầy vốn là người đã mất cả gia đình trong chiến tranh. Nương nhờ cửa Phật ít hôm, thấy lòng thanh thản, bà tìm mua một căn nhà gần đó để tiện qua lại cửa thiền. Thắng Đức giờ không thể theo học nhưng đã đi làm cho một xưởng mộc. Người chủ của cơ sở cùng là chỗ thân quen nên rất quan tâm bảo ban và canh chừng nó.

Một hôm, có bà bạn hớt hải đến tìm bà Lan:

- Bà ơi, bà xem thế nào chứ tôi nghi lắm…

- Là sao, bà nói rõ tôi xem nào?

- Thằng Đức nhà bà dạo này thấy nó hay qua lại với thằng Khả. Mà thằng đấy bà biết rồi, có tiếng ở trong vùng này.

Nghe đến tên Khả, bà Lan đã lạnh tóc gáy. Phải mất bao công sức mới dứt được thằng con ra khỏi sự bủa vây của "lưới nhện” nghiện ngập. Các anh công an huyện cũng từng dặn bà luôn phải để mắt đến những mối quan hệ của Đức, đặc biệt là những đối tượng lôi kéo.

- Sao hôm qua mẹ thấy con ngồi nhậu với thằng Khả "râu”?

- Ô, con uống có mấy cốc bia hơi thôi mà mẹ. Lúc đó được nghỉ rồi.

- Ý mẹ là - bà Lan nhấn mạnh - mẹ không muốn con giao du với thằng đó. Con có biết nó làm những gì? Công an đang theo dõi hoạt động của nó đấy. Ở vùng này không việc gì nó không làm.

Đức vùng vằng:

- Con biết mẹ muốn nói gì rồi. Mẹ không tin con vì nghĩ con lại "ngựa theo đường cũ”. Chơi với ai, làm việc gì là quyền của con. Con lớn rồi, mẹ không nên can thiệp vào cuộc sống riêng tư của con…

Dưới ánh trăng, mọi vật lấp loá nhoè đi như ảo ảnh. Tiếng chân chậm dãi giấu vào đất, các chinh sát đang xiết chặt dần vòng vây. "Con mồi” tinh ranh và manh động sẵn sàng chống chả nếu bị phát hiện. Đêm căng như dây nỏ. Trong khu vườn cách đó chưa đến một cây số, bà Lan bỗng nghe tiếng súng nổ, tiếng những người dân quanh đó chạy ra đường hô hoán.

Khi bà đến nơi đã thấy các chiến sĩ công an không chế được tên Khả "râu” và những kẻ đồng phạm. Nhưng trên mặt đất có những vết máu. Người ta giãn ra để một chiếc xe ô tô lách ra lao về phía bệnh viện huyện. "Sao thế?”, "Có ai làm sao không?”, "Công an hay tội phạm bị bắn?”. "Bọn buôn ma tuý táo tợn lắm…”… Những tiếng nói vọng vào tai bà Lan cho đến lúc bà thấy choáng váng khi nhận ra những hạt gỗ của chiếc vòng tung toé trên mặt đất. Chiếc vòng mà sư thầy đã niệm và tặng Đức khi nó mới đến đây. Những hạt gỗ thâm nghiêm dính những giọt máu còn tươi…

Một màu trắng phủ kín căn phòng. Bà chỉ nhớ khi mình ngất đi vẫn kịp nghe một anh công an nói đó nói: "Thằng cu Đức đúng là gan cóc tía. Dụ được thằng chùm, ghì chặt không cho nó chạy thoát…”. Giờ thì Đức đang nằm thiêm thiếp. Bác sĩ bảo may viên đạn chỉ đi qua phần mềm nếu không… Bà Lan biết Đức đã giấu bà, giấu tất cả để quyết vạch mặt kẻ đã rắp tâm hại biết bao cuộc đời bằng thứ bột trắng đó. Thắng Khả "râu” ma mãnh, nham hiểm nên nếu Đức không táo bạo nó lại thoát.

Ngoài kia ánh trăng chiếu vào khung cửa, Đức mở mắt nhìn ra ngoài. Cậu vẫn rất mệt nhưng thấy lòng nhẹ nhàng, thư thái vì vừa chút được một gánh nặng ra khỏi lồng ngực. Lần đầu tiên cậu thấy ánh trăng sáng và thanh bình đến thế.

 

 

 


Các tin khác


Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục