(HBĐT) - Bước vào tuổi 30 nhưng đã có gần 10 năm gắn bó cùng cây cam trên vùng đất đồi Cao Phong, anh Nguyễn Đức Huy được nhiều người ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) biết đến là một “ông chủ trẻ” dám nghĩ, dám làm. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao Phong, ngay từ nhỏ, Nguyễn Đức Huy đã nuôi ước mơ làm giàu ngay tại quê hương. Điều kiện gia đình khó khăn, sau khi học hết THPT, anh lập gia đình và bắt tay vào thực hiện mơ ước của mình.

 

 

Anh Nguyễn Đức Huy chăm sóc sản phẩm cam trước ngày xuất bán ra thị trường.

Sau nhiều năm đi làm thuê cho các chủ vườn cũng để tích lũy kinh nghiệm chăm sóc cam, năm 2004, anh quyết định gắn bó với cây cam, bởi theo anh, cây cam có giá trị kinh tế lớn lại phù hợp với thổ nhưỡng Cao Phong. Song, hai vợ chồng trẻ lưng vốn ít, diện tích đất cha mẹ cho không nhiều nên anh Huy đã bàn với vợ mạnh dạn thuê đất đồi để trồng cam. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, thời gian đầu, khi cây cam chưa khép tán, anh tận dụng trồng xen nhiều loại cây màu ngắn ngày như lạc, đậu tương… để tăng thêm thu nhập. Vừa trồng, chăm sóc cam, anh vừa khai phá mở rộng diện tích. Đặc biệt, anh Huy cũng tích cực tìm tòi các tài liệu, kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh; kỹ thuật chăm sóc, bón phân phù hợp với từng thời điểm sinh trưởng của cây cam… Sau bao vất vả, vợ chồng anh Huy đã có được thành quả xứng đáng. Vụ đầu, vườn cam bói quả cũng là thời điểm cam Cao Phong được giá, anh chị đã thu về hơn 300 triệu đồng.  

Từ thành công bước đầu, anh Nguyễn Đức Huy tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích vườn cam. Anh phát triển đa dạng các giống cam để có thời gian thu hoạch dài hơn. Hiện nay, vợ chồng anh Huy đang có 7 vườn cam với tổng diện tích hơn 6 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch trên 2,5 ha. Với nhiều giống cam khác nhau được quy hoạch thành những khu vực riêng như cam lòng vàng, cam chín muộn V2, cam Xã Đoài, cam Canh… Năm 2015, vợ chồng anh có thu nhập trên 1,1 tỷ đồng từ tiền bán cam. Với kinh nghiệm tích lũy được và những kiến thức từ tài liệu, hiện nay, anh Nguyễn Đức Huy không chỉ chủ động được nguồn cây giống mà còn thành công trong ghép, cải tạo một số gốc cam kém hiệu quả. Từ năm 2012, nhận thấy nhu cầu của thị trường, anh Huy đã trồng xen canh chanh đào với cam. Nhờ được chăm sóc tốt, đến nay, chanh đào bắt đầu cho thu hoạch, hứa hẹn sẽ mang lại cho anh một nguồn thu không nhỏ.

Gặp anh Huy tại vườn cam của gia đình vào một ngày đầu tháng 10, vừa nhanh tay kiểm tra những gốc cam chuẩn bị chuẩn bị đến mùa thu hoạch, anh Huy vừa phấn khởi chia sẻ: Nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất cam năm nay sẽ cao hơn năm trước, dự kiến sẽ thu về từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng.  

Chia sẻ về những khó khăn trong việc đầu tư phát triển cây cam, anh Huy cho biết: Để có được quả cam bán ra thị trường, nông dân phải lo lắng từ việc chăm sóc, phòng bệnh, chữa bệnh cho cây đến thời tiết mưa gió… và  khó nhất hiện nay là kỹ thuật và thị trường. Các cơ quan chức năng tuy đã hỗ trợ về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam, song do nhiều nguyên nhân, nhất là thói quen canh tác của người dân nên hiệu quả hỗ trợ chưa cao. Mặt khác, do việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chưa được đẩy mạnh nên thị trường cam luôn tiềm ẩn sự biến động. Cùng với đó là hiện tượng cam Trung Quốc “đội lốt” cam Cao Phong đã có những tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ cam trên thị trường.  

Cũng theo vợ chồng anh Huy, mong muốn chung của người trồng cam ở Cao Phong hiện nay là được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của cơ quan chức năng cả về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cam; quy trình trồng cam an toàn… Chia tay vợ chồng tỷ phú tuổi 30 Nguyễn Đức Huy tôi nhớ lời nhắn nhủ của anh. Mong sao những trăn trở của người trồng cam sẽ được giải quyết để người nông dân Cao Phong thực sự yên tâm gắn bó cùng cây cam trên hành trình xóa bỏ đói nghèo, xây dựng quê hương ấm no, hạnh phúc.

 

                                     Tạ Quang Đạo (TP. Hòa Bình )

 

Các tin khác


Thầm lặng những chiến công

(HBĐT) - Mỗi chuyên án, phương án đấu tranh chống tội phạm thành công đều có dấu ấn của các chiến sỹ hồ sơ nghiệp vụ và vai trò của nữ cán bộ đơn vị. Là đơn vị đặc thù, thường tiếp xúc hồ sơ, giấy tờ nên phần lớn cán bộ hồ sơ là nữ giới. Vượt lên khó khăn, thử thách, cán bộ, hội viên Phòng Hồ sơ nghiệp vụ khẳng định là lực lượng nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ chung của lực lượng công an tỉnh. Nữ cán bộ hồ sơ âm thầm góp sức làm nên các chiến công, góp phần trả lại công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm từ mô hình VAC

(HBĐT) - Anh Đỗ Quốc Hương, xóm Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn) được mọi người biết đến là Chủ tịch Hội làm vườn của xã và điển hình trong phong trào SX -KD giỏi. Với diện tích 1 ha, anh đã xây dựng trang trại VAC (vườn - ao - chuồng), mỗi năm cho lãi 300 triệu đồng.

Người tiếp lửa phong trào đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về bà Lường Thị Quý (ảnh) - Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) là sự giản dị, cởi mở, chân thành và gần gũi. Nhân cách ấy không chỉ được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày mà luôn là điều mà đội ngũ đảng viên và nhân dân ở tiểu khu Liên Phương ghi nhận, đánh giá cao trong từng hành động, việc làm của bà.

Ông chủ của đàn gia súc “khủng”

(HBĐT) - Ở một nơi giữa đại ngàn vùng cao huyện Đà Bắc, có một nông dân người dân tộc Tày trải qua nhiều năm phấn đấu đã có trong tay “cơ nghiệp” đáng ngưỡng mộ. Anh là Lường Văn Sương, sinh năm 1972 ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum. Gia sản của anh hiện có 165 ha đất, một đàn gia súc lên tới 135 con bao gồm cả trâu và bò, hiệu quả kinh tế bình quân mỗi năm đạt 1,2 tỷ đồng.

Nữ cán bộ tham mưu tâm huyết

(HBĐT) - Có dịp tiếp xúc với thượng úy Phạm Thị Thu Trang (ảnh), cán bộ đội nghiên cứu chuyên đề cảnh sát, Phòng tham mưu Công an tỉnh, chúng tôi thấu hiểu công việc vất vả, khó khăn mà các chị đang thực hiện. Cán bộ tham mưu không chỉ đơn thuần là công việc giấy tờ, sổ sách mà quan trọng hơn là giúp lãnh đạo công an các cấp trong chỉ đạo, điều hành công việc, phân tích, dự báo tình hình, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi người cán bộ tham mưu phải có tư duy sắc sảo, khoa học, tận tụy, trách nhiệm với công việc.

Nguyễn Bạch Tuyết - người thắp lửa tình nguyện

(HBĐT) - Chúng tôi gặp gỡ chị Nguyễn Bạch Tuyết, Đội trưởng Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ (TNVCTĐ) thành phố Hòa Bình tại nhà riêng ở xã Sủ Ngòi. Căn phòng khách rộng hơn 30 m2 chất đống quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm các loại... Chị Tuyết cho hay: “Đây đều là quà của TNV và các nhà hảo tâm đóng góp cho chuyến đi Đồng Nghê (Đà Bắc) được tổ chức vào ngày 27/8 tặng các em học sinh nhân dịp năm học mới và Tết Trung thu năm 2016”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục