(HBĐT) - "Mình mà không mạo hiểm, kiên trì bám trụ với cây cam thì chắc cuộc sống của gia đình giờ vẫn khó khăn lắm” - vừa chỉ tay ra vườn cam, ông Trần Văn Nghị, trú tại Đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) chia sẻ. Sau 10 năm không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vườn cam đã đem lại cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.


Ông Trần Văn Nghị, đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) thành công với mô hình trồng cam

 

Vườn cam nhà ông Nghị đang vào vụ thu hoạch. Quả to tròn, vàng óng. Năm 2007, khi vùng đất Lạc Thủy bắt đầu chuyển sang trồng cây có múi, ông Nghị là một trong những người tiên phong đưa cây cam về vùng đất đầy tiềm năng này. Sau khi thăm một số vườn cam ở Cao Phong và Hưng Yên, ông nhận thấy cây cam phù hợp với thổ nhưỡng nơi mình sinh sống. Với 40 triệu đồng vay từ ngân hàng, ông Trần Văn Nghị đã đánh cược tất cả để mạo hiểm với loại cây mới này.

Bắt đầu trồng 500 gốc cam, sau 3 năm, những cây cam ông trồng thử nghiệm cho quả bói. Thấy quả cam có vị ngọt đậm, thơm ngon, chất lượng tốt như những vùng cam nổi tiếng, ông Nghị mạnh dạn nhân giống, mở rộng diện tích trồng cam. Cứ thế, ông cần mẫn tích cóp được chút vốn liếng nào lại đầu tư mở rộng quy mô cũng như số lượng. Từ đó, diện tích trồng cam của ông ngày càng lớn dần. Từ vài nghìn mét đất ban đầu, đến nay, ông Nghị đã sở hữu hơn 10 ha với 8.000 gốc cam, chủ yếu là giống cam lòng vàng, V2 và cam Canh. Vườn cam của ông được đầu tư bài bản từ hàng rào, hệ thống tưới được chôn dưới đất, lều trông coi, có lao động thường xuyên chăm sóc.

Có được thành quả như ngày hôm nay ông đã bỏ bao nhiêu công sức cải tạo đất, học kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành để cam có chất lượng ngon. Chia sẻ kinh nghiệm trồng cam sau hơn 10 năm gắn bó, ông Nghị cho biết: "Trồng cây nào cũng thế, không biết cách chăm sóc thì chất lượng quả không tốt. Cây cam cũng vậy, từ cách cắt hái quả nếu không đúng kỹ thuật, vụ sau cam không cho quả sai. Sau khi thu hoạch, không biết cách tỉa cành, cuốc gốc và bón phân đúng thời điểm thì chỉ vụ sau quả sẽ khó cho chất lượng tốt. Cần trải qua thực tế mới rút ra được nhiều kinh nghiệm”.

Ban đầu do chưa nắm bắt được hết kỹ thuật trồng, chưa bắt đúng bệnh, không ít lần vườn cam nhà ông Nghị bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất. ông tâm sự: "Không ít lần tôi ngán ngẩm, nhìn vườn cam bị bệnh mà xót xa vì bao nhiêu công sức, vốn liếng của gia đình đều đổ dồn vào cam. Nhưng không vì thế mà tôi từ bỏ, qua học hỏi các mô hình, sách báo và tìm hiểu thêm trên mạng, tôi đã tìm ra cách phòng - chống dịch bệnh cho cây. Vì vậy, Nhiều năm qua không gặp những vấn đề gì về sâu bệnh - ông Nghị chia sẻ.

Nhờ thế mà cam của ông nức tiếng khắp vùng vì độ thơm ngon cũng như chất lượng tốt. Thương lái từ khắp nơi tìm đến thu mua. Mặc dù không quảng cáo nhưng uy tín về chất lượng cam của ông luôn được đảm bảo. Thu nhập bình quân từ vườn cam sau khi trừ chi phí duy trì ổn định hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 15 lao động.

 

Đồng Hương

.

Các tin khác


Gương sáng phong trào thanh niên khởi nghiệp

Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Bùi Hải Nguyên ở thôn Liên Hồng 1, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục