(HBĐT) - Bị tai nạn, tàn phế, liệt nửa người, từng muốn quên sinh, tự giải thoát, anh Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên những đau đớn về thể xác và tinh thần, trở thành chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện, sản xuất ra những sản phẩm xe điện đầu kéo "hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật” có uy tín khắp ba miền đất nước, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nghị lực, việc làm của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội. Anh Lê Huy Tích được đề cử là điển hình học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ của TP Hòa Bình.


Anh Lê Huy Tích (ngoài cùng bên phải) hướng dẫn nhân viên sản xuất xe điện
 cho người già, người khuyết tật.

Trở lại thăm cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện của anh Lê Huy Tích, tôi không khỏi bất ngờ. Cửa hàng trên đường Trương Hán Siêu được chỉnh trang, hoàn thiện hơn, máy móc cũng được đầu tư hiện đại  hơn. Anh Tích cùng các cộng sự đang miệt mài chạy sản phẩm sản xuất theo các đơn hàng. Ai vào việc nấy, công nhân kỹ thuật, người tàn tật đều có việc cả. Cả cơ sở có 4 người, trong đó có hai người tàn tật là anh Tích và em Nguyễn Quốc Tùng ở Thịnh Minh, phường Thịnh Lang cũng bị ngã xe máy, bị liệt phải di chuyển trên xe lăn và 2 người thợ cơ khí. Mỗi người một việc, người gò hàn, người lắp ráp cấu kiện xe, người kiểm tra kỹ thuật bảo đảm kết cấu chắc chắn và thẩm mỹ... đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

Anh Tích chia sẻ: Nhiều nơi đặt hàng xe lăn đầu kéo điện quá, cơ sở làm không hết việc. Sản phẩm của cơ sở đã trải dài khắp ba miền từ Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Nông, thành phố Hồ Chí Minh. Mừng vì việc nhiều việc, nhưng chúng tôi cũng lo lắng là không đủ thời gian hoàn thành đơn hàng cam kết. Mỗi khi thời tiết thay đổi, thân thể vẫn đau ê ẩm, nhưng vẫn phải cố không chỉ vì việc làm và thu nhập. Mà chính trong lao động, đem lại hạnh phúc cho chính bản thân và còn là niềm hạnh phúc khi cung cấp được các sản phẩm vừa ý khách hàng là người khuyết tật, không may mắn.

Câu chuyện vượt lên số phận nghiệt ngã của anh Tích là tấm gương không chỉ cho những người tàn phế mà cả những người lành lặn. Hơn 20 năm trước, khi đang làm cho một cơ quan Nhà nước, trên đường di chuyển xuống huyện Kỳ Sơn, anh Tích bị tai nạn xe máy do đường trơn, bị đèn ô tô ngược chiều chiếu, làm xe mất lái, đâm vào đống đá, trượt cả hơn chục mét. Sau cú ngã định mệnh, kinh hoàng, anh bị đứt cột sống, liệt nửa người, các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức cho biết không thể khắc phục, cả đời phải gắn bó với xe lăn. Đang thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, bỗng chốc tàn tạ, đau đớn cả thể xác và tinh thần, phải sống phụ thuộc, mọi dự định như khép lại, nhiều lúc, anh Tích muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân và đỡ gánh nặng gia đình...

 Ý thức khát khao được trở lại hòa nhập với xã hội với mong muốn không phụ thuộc và trở thành gánh nặng cho gia đình, khi anh Tích ngồi trên xe lăn nhìn ra cuộc đời sôi động, tìm đọc những tấm gương vượt lên số phận hòa nhập với cộng đồng. Bàn bạc với gia đình, cầm số tiền trợ cấp tai nạn và vay ngân hàng được mấy chục triệu đồng, anh Tích tìm học nghề sửa điện thoại kết hợp với sửa chữa xe lăn cho người khuyết tật. Người lành sửa điện thoại, làm điện cơ khi đã không đơn giản với anh Tích thì thật cơ cực. 

Hàng ngày anh Tích nén đau, cố gắng vận động để có thể cải thiện tình trạng di chuyển, điều khiển tay và trí óc. Mấy tháng trời tập lái, tập điều khiển tay, cũng có những chuyển biến, anh có thể dần điều khiển, di chuyển tay và xe lăn. Công việc nhúc nhắc, những chiếc điện thoại, xe lăn cũng được sửa cho bạn bè, người thân. Công việc những tưởng cứ tiến triển thế nhưng làm được một thời gian, anh lại bị tai nạn, cả phích nước sôi dội khắp người, bi bỏng phải nghỉ mấy tháng trời...

Năm 2016, anh Tích về họp gia đình, vay mượn thêm tiền ngân hàng mở lại cửa hàng sửa chữa, sản xuất xe lăn đầu kéo điện. Nhiều khách hàng đến cơ sở của anh thấy toàn người học việc, chủ cơ sở lại ngồi xe lăn cũng thấy nghi ngờ, ái ngại. Nhưng sau khi nhận được sản phẩm, hầu hết ai cũng hài lòng vì giá cả hợp lý lại bảo đảm chất lượng. Để sản xuất ra sản phẩm xe lăn đầu kéo điện, đối với anh Tích phải lên bản vẽ ở trong đầu và chuyển tải ý tưởng đến những người thợ, dù mất nhiều thời gian, nhưng cố gắng là được. Vì cũng là người khuyết tật nên sản phẩm phẩm xe lăn đầu kéo điện của anh Tích có sự tâm huyết và sự chân thành, bảo đảm kết cấu vững chắc, độ tiện nghi lại vượt trội. Đặc biệt, giá xe lăn đầu kéo điện trên thị trường khoảng 20 triệu đồng/chiếc, thế nhưng, tại cơ sở của anh Tích chỉ giao động từ 13-15 triệu đồng/chiếc, được khách hàng là người già, người khuyết tật tin tưởng.
Hiện tại, cơ sở của anh Tích tạọ việc làm cho 4 lao động với thu nhập bình quân 7 triệu đồng người/tháng. Anh Tích cũng đã tham ra diễn đàn "Hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật”, mở rộng cơ hội đưa các sản phẩm xe lăn đầu kéo điện đến với khách hàng. Năm 2018, dự án xe lăn đầu kéo điện của anh đạt giải ba cuộc thi ý tưởng sáng tạo tỉnh Hòa Bình. Với nghị lực vươn lên chiến thắng bản thân, anh Tích xứng đáng là điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ- truyền cảm hứng cho những người khuyết tật vươn lên mọi khó khăn trong cuộc sống.

Hương Lan

Các tin khác


Phí Thị Vân - hội viên phụ nữ tiêu biểu

(HBĐT) - Không chỉ chăm chỉ, cần mẫn, trách nhiệm trong chăm sóc, dạy dỗ các con chăm ngoan, học giỏi, gia đình êm ấm, hạnh phúc, chị Phí Thị Vân, sinh năm 1981, hội viên Chi Hội phụ nữ 3, phường Tân Hòa (thành phố Hòa Bình) còn là một phụ nữ năng động, nhạy bén, mạnh dạn cùng chồng đầu tư sản xuất - kinh doanh, vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu. Chị là một hội viên xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Chiến sỹ dân quân lập nghiệp

(HBĐT) -Không chỉ là điển hình trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương mà anh còn là chiến sĩ dân quân luôn gương mẫu, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đó là Bùi Anh Tuấn ở xóm Khoai, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Tuy còn trẻ nhưng Tuấn đã là chủ một trang trại nuôi gà với gần 6 nghìn con/lứa, mang lại thu nhập gần 700 triệu đồng/năm.

Hai nhân viên gác chắn dũng cảm quên mình cứu cụ bà thoát chết

Hai nhân viên đường sắt là chị Nguyễn Thị Minh và Đỗ Thị Lan (cung chắn Biên Hòa 2, thuộc Công ty CP Đường sắt Sài Gòn) đã dũng cảm quên mình, hy sinh sự an toàn của bản thân, kịp thời cứu một cụ bà thoát chết trong gang tấc.

Thổi hồn thư pháp lên trái cây dịp Tết

(HBĐT) - Cùng với "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu đối với Tết cổ truyền Việt Nam. Vẽ tranh Tết và thư pháp trên những quả bưởi, dưa, dừa là trào lưu còn khá mới mẻ đối với người dân Hòa Bình. Gắn bó với đam mê hội họa từ lâu, 3 năm trước, chị Nguyễn Thị Nông, tổ 12, phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình) đã mạnh dạn thử sức với công việc vẽ thư pháp lên trái cây và tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, thu hút mọi người.

Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Nà Bái giỏi việc nước, đảm việc nhà

(HBĐT) - Năng nổ, nhiệt tình, sâu sát cơ sở, gương mẫu đi đầu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đó là ghi nhận của cán bộ, nhân dân về bà Bùi Thị Vuông - Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Nà Bái (xã Dũng Phong, Cao Phong) - nữ cán bộ mặt trận giỏi việc nước, đảm việc nhà.

“Bác Tập cờ tướng” - đam mê quản chi tuổi tác

(HBĐT) - Lần đầu tìm đến nhà bác Lê Huy Tập, 73 tuổi, tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) thì bác đang tập thể thao dưỡng sinh, bóng mềm cùng các cụ trong khu. Lần sau tìm đến, được biết bác đang tập cờ tướng với các kỳ thủ bên phố. Gặp được rồi, trò chuyện mới thấy niềm đam mê môn thể thao trí tuệ này trong bác thật lớn. Quan trọng nữa là sự say mê đó lan truyền tới những người xung quanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục