(HBĐT) - Bao đời nay, hạt dổi là đặc sản tự hào của vùng đất Lạc Sơn. Nơi đây gần như nhà nào cũng có cây dổi, hạt dổi được coi là một gia vị ăn quanh năm. Để đưa hạt dổi đến người tiêu dùng tiện lợi, an toàn, chị Bùi Thị Lợi ở xóm Be Trên, xã Chí Đạo đã thử nghiệm, chế biến thành sản phẩm gia vị muối dổi Mường Be.


Chị Bùi Thị Lợi, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) cùng các chị em trong xã chế biến thành công sản phẩm muối dổi Mường Be. 

Chúng tôi có dịp đến nhà chị Lợi, nhà chị ở giữa xóm, quanh nhà toàn vườn dổi. Ngoài những cây to cổ thụ, gia đình chị còn ươm giống bán. Chị cho biết: Những năm trước đây, trong bất kỳ món ăn nào của bà con người Mường như cá nướng, canh măng, thịt nướng, bà con đều dùng gia vị từ hạt dổi. Nói như các chuyên gia ẩm thực của người Mường, món ăn của bà con người Mường không có hạt dổi là nó thiếu đi hồn cốt của ẩm thực của xứ Mường. Hạt dổi khi nướng lên tỏa hương thơm lừng, khiến ai ăn dù một lần cũng khó quên. Hơn chục năm trở lại đây, thứ gia vị thơm nức tiếng này đã được người tiêu dùng khắp mọi miền biết đến. Hầu như hộ dân nào ở đất Chí Đạo cũng trồng dổi. Nhà trồng ít vài cây quanh nhà, nhà trồng nhiều có đến vài trăm cây. Mỗi khi mùa dổi chín, tư thương khắp nơi đổ về Chí Đạo mua hạt dổi. Nhờ đó đời sống của mấy trăm hộ dân xã đã thay đổi nhanh chóng. Trước đây, nhiều nhà ăn còn chẳng đủ. Nhưng từ khi hạt dổi bán được giá, cuộc sống của bà con thay đổi hẳn. Hiện, xóm có 7 hộ sắm được ô tô con nhờ bán hạt và cây dổi giống. Tuy nhiên, việc bán hạt dổi chỉ bằng hình thức đóng túi nilon hoặc hộp thủ công, chưa qua chế biến. Nếu có sản phẩm dổi nơi khác trà trộn thì người tiêu dùng không phân biệt được. Như vậy, hạt dổi Lạc Sơn sẽ mất dần đi thương hiệu của mình.

Xuất phát từ ý tưởng giữ thương hiệu và đưa sản phẩm đã qua chế biến đến người tiêu dùng, chị Bùi Thị Lợi cùng các chị em phụ nữ xã Chí Đạo chế biến sản phẩm gia vị muối dổi Mường Be. Qua nhiều lần thử nghiệm cách chế biến, pha chế đã cho ra sản phẩm như mong đợi. Theo chị Lợi, dùng gia vị dổi rất thơm ngon, nhưng người tiêu dùng ngại mỗi lần đến bữa phải đi nướng, giã, xay. Do vậy, chị đã chế biến từ muối, dổi pha trộn để hợp khẩu vị người tiêu dùng và đóng lọ. Sản phẩm được bảo quản sử dụng thời hạn 2 năm. Hiện, gia đình chị trở thành nơi sản xuất và phân phối muối dổi. Tổ hợp tác thu hút 15 hộ cùng tham gia.

Chị Lợi chia sẻ: Các mế người Mường vốn có kinh nghiệm làm muối hạt dổi, nên tôi cứ theo cách đó mà làm. Tôi chỉ cải tiến là đóng muối dổi vào lọ thủy tinh cho đẹp hơn. Cách làm muối hạt dổi cũng khá cầu kỳ. Hạt dổi phơi khô cho vào nướng trên bếp than hồng. Nướng làm sao để hạt dậy mùi mà không bị cháy cũng là một nghệ thuật. Sau khi hạt dổi đã được làm chín, dậy mùi cho vào máy nghiền nhỏ rồi trộn với muối rang.

Từ khi làm muối hạt dổi đến nay, chị Lợi cũng đã đi quảng bá sản phẩm ở mọi nơi. Hiện, nhiều cơ sở phân phối, siêu thị ở TP Hòa Bình đã đồng ý bán sản phẩm muối dổi do chị em phụ nữ xã Chí Đạo sản xuất. Chị Lợi ấp ủ giấc mơ đưa muối dổi xứ Mường được đặt trên khay của các siêu thị lớn của Hà Nội và Sài Gòn. Tuy thời gian chưa lâu nhưng gia vị muối dổi có chỗ đứng trên thị trường, chị Lợi tin rằng, nếu xúc tiến thương mại tốt, chẳng mấy chốc muối dổi của phụ nữ xã Chí Đạo sẽ được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận.

Ông Bùi Văn Bun, Trưởng xóm Be Trên, xã Chí Đạo cho hay: Tin vui đến với bà con trồng dổi là một công ty chuyên làm gia vị của Đức đã đến khảo nghiệm về công dụng của hạt dổi. Họ đã lấy mẫu mang về Đức để xét nghiệm. Nếu hạt dổi xứ Mường thoả mãn các điều kiện, họ sẽ nhập với số lượng lớn. Thuận lợi thì sản phẩm hạt dổi và muối gia vị hạt dổi sẽ đi đến nhiều thị trường lớn.


Việt Lâm

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục