(HBĐT) - Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần xây dựng quê hương, cựu chiến binh (CCB) Đinh Văn Kỳ, xóm Đá Đỏ, xã Tân Thành (Mai Châu) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá, trồng rừng… Không phụ công người, sau nhiều năm cần cù lao động, thành quả thu được là một trang trại tổng hợp mỗi năm mang về nguồn thu nhập khoảng trên 400 triệu đồng.


Cựu chiến binh Đinh Văn Kỳ (bên trái), xã Tân Thành (Mai Châu) thu hoạch cá thương phẩm.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ông Đinh Văn Kỳ trở về quê hương tập trung phát triển kinh tế gia đình. Dù đã bôn ba khắp nơi, bươn chải đủ nghề, thế nhưng cái nghèo vẫn cứ bủa vây người cựu binh. Sau nhiều năm tìm hiểu, nhận thấy nơi mình sinh sống có nhiều diện tích có thể làm được ao hồ rộng, phù hợp để phát triển nghề nuôi cá nên ông quyết định khởi nghiệp trên chính quê hương của mình.

Để hiện thực hóa ý tưởng, năm 2016, ông mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp quy mô gần 2 ha, đầu tư trồng rừng, nuôi cá thương phẩm gồm: chép, trắm, mè, trôi… Ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, thăm quan mô hình nuôi cá tại các xã trong huyện, tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi, phòng và xử lý bệnh ở cá để áp dụng cho mô hình của mình.

CCB Đinh Văn Kỳ chia sẻ: "Nuôi cá thương phẩm thành công quan trọng nhất là khâu chăm sóc, phòng dịch bệnh cho cá như bệnh trùng mỏ neo, bệnh nấm… Cùng với đó, thức ăn phải đảm bảo sạch, nguồn nước được thay định kỳ cá mới đạt năng suất, chất lượng”.

Nhờ áp dụng tốt các kiến thức cơ bản trong quá trình nuôi và chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, đàn cá sinh trưởng, phát triển tốt, đạt sản lượng cao. Năm 2019, ông bán được gần 4 tấn cá thương phẩm; năm 2020 bán được trên 5 tấn, đều là những giống cá được thị trường ưa chuộng nên giá bán khá cao. Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi thêm khoảng 200 con vịt, gà, ngan để tăng thêm thu nhập và quay vòng vốn ngắn ngày đầu tư vào ao nuôi cá. Theo ông Kỳ, so với các loại vật nuôi khác, nuôi gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao hơn, chi phí đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Sau khi trừ chi phí, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông cho thu khoảng trên 400 triệu đồng/năm.

Không chỉ dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, CCB Đinh Văn Kỳ còn sôi nổi tham gia các hoạt động đoàn thể của địa phương; tích cực chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cho hội viên CCB xóm, xã, giúp các hội viên phát triển kinh tế.

Đồng chí Đinh Hải Thảo, Chủ tịch Hội CCB xã Tân Thành cho biết: "Đồng chí Đinh Văn Kỳ không chỉ làm giàu cho mình mà luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hội viên khác có nhu cầu, giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Trước những kết quả đó, thời gian tới, Hội CCB xã sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện để đồng chí Đinh Văn Kỳ yên tâm, tiếp tục phát triển, mở rộng mô hình”.

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, CCB Đinh Văn Kỳ trở thành tấm gương sáng trong phong trào "CCB làm kinh tế giỏi", là tấm gương điển hình cho việc dám nghĩ, dám làm, thực hiện ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thu Hường
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)

Các tin khác


Gương sáng phong trào thanh niên khởi nghiệp

Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Bùi Hải Nguyên ở thôn Liên Hồng 1, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục