Mô hình xây dựng làng văn hóa quốc phòng ở huyện Kim Bôi góp phần củng cố QP-AN trên địa bàn.

Mô hình xây dựng làng văn hóa quốc phòng ở huyện Kim Bôi góp phần củng cố QP-AN trên địa bàn.

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua “Ngành Hậu cần LLVT tỉnh thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy” đã được các đơn vị trong ngành Hậu cần LLVT tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ QP-QS địa phương của tỉnh.

 

Phong trào đã bám sát tình hình thực tế của địa phương, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tổ chức khai thác tạo nguồn bảo đảm đầy đủ, kịp thời phương tiện, vật chất hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng, diễn tập KVPT, PCLB, TKCN… Phong trào thực sự là động lực giúp Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho tỉnh phát huy tiềm năng của địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với củng cố QP-AN trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc như: Công trình hang động puốc phòng trong căn cứ hậu phương, đường vào khu căn cứ hậu cần… Đặc biệt là xây dựng thế trận lòng dân như: Xây dựng và triển khai đề án “Xây dựng làng, bản văn hóa quốc phòng ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong KVPT tỉnh Hòa Bình”, “Củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống chính trị, phát triển KTXH, đảm bảo QPAN 2 xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu”, tham gia xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn như xã: Lũng Vân, Bắc Sơn ( Tân Lạc), Tân Pheo (Đà Bắc), Đú Sáng ( Kim Bôi), Độc Lập (Kỳ Sơn)… Thực hành tiết kiệm hàng trăm triệu đồng, vận động các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn cùng quyên góp được gần 5.000 bộ quân phục sỹ quan kiểu cũ tặng cho hộ gia đình chính sách, khó khăn.

 

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải… phải đi thẳng tới chiến sỹ”, đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sỹ ngành hậu cần đã đề cao ý thức trách nhiệm, tích cực, chủ động khai thác, tạo nguồn có địa chỉ bảo đảm dùng đủ, kịp thời mọi tiêu chuẩn về hậu cần cho các đối tượng. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra đưa thêm vào bữa ăn hàng ngày từ 700 – 1.000 đồng/ người/ngày, tỷ lệ đơn vị đạt tiêu chuẩn “Bếp nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” hàng năm đạt 95% trở lên, không có bếp yếu kém.

 

Phong trào tăng gia sản xuất được triển khai sâu rộng cả lực lượng thường trực và lực lượng dân quân, tự vệ. Trên tinh thần chủ động, phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương, các đơn vị đã chọn hình thức quy mô TGSX phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao, thu lãi hàng chục triệu đồng/năm nổi bật như nuôi lợn rừng kết hợp với lợn bản địa và trồng rừng phòng hộ của Ban CHQS huyện Kim Bôi, trồng nấm rơm, trồng măng bát độ của Ban CHQS huyện Mai Châu…

 

Ngoài ra, ngành Hậu cần đã chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất cho Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tạo nhiều nguồn vốn đầu tư xây mới, cải tạo sửa chữa 40 công trình với hơn 30.000 m2, tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng. Doanh trại được quy hoạch xây dựng chính quy, đồng bộ, xây dựng đến đâu hoàn thành cảnh quan môi trường đến đó. Đến nay, cơ quan Bộ CHQS tỉnh và 7/11 Ban CHQS huyện , thành phố được UBND tỉnh công nhận là cơ quan, đơn vị văn hóa.

 

Phong trào xây dựng “Đơn vị quân y 5 tốt” “Chiến sỹ quân y làm theo lời Bác Hồ dạy” cũng thường xuyên được chú trọng, trong đó tập trung nâm cao y đức người thầy thuốc, trình độ, năng lực, thái độ, trách nhiệm. Nhờ làm tốt công tác khám, thu dung điều trị nên đã đảm bảo quân số khỏe đạt 99%, không để dịch bệnh xảy ra ở cơ quan, đơn vị và khu vực đóng quân. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đơn vị chủ động tích cực phối hợp với y tế địa phương thực hiện chương trình y tế 12 “Quân dân y kết hợp”.

 

Trong 5 năm qua, ngành đã tích cực tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp 3 trạm y tế xã Đồng Nghê, Tân Pheo (Đà Bắc) và xã Độc Lập (Kỳ Sơn) trị giá trên 200 triệu đồng. Phòng khám đa khoa Quân dân y kết hợp khu vực phường Chăm Mát (TPHB) tiếp tục được củng cố về tổ chức, bổ sung trang thiết bị hoạt động ngày càng có hiệu quả thể hiện rõ nét sự kết hợp toàn diện giữa bệnh xá – Bô CHQS tỉnh với Bệnh viện đa khoa TP. Các trạm y tế Quân – dân y kết hợp thuộc các xã vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng, đã khám và điều trị cho gần 30.000 lượt người, cấp cứu trên 1.000 ca, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho gần 2 000 người…

         

Với những kết quả đạt được, năm 2008, ngành Hậu cần LLVT tỉnh ta vinh dự được Tổng cục Hậu cần tặng Bằng khen đơn vị có thành tích trong PTTĐ “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; năm 2009, được nhận Bằng khen của UBND tỉnh.

 

 

Hồng Nhung

 

Các tin khác


Gương sáng phong trào thanh niên khởi nghiệp

Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Bùi Hải Nguyên ở thôn Liên Hồng 1, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục