Thầy Nguyễn Bạch Đằng trò chuyện cùng lãnh đạo,  giáo viên, học sinh bên bức phù điêu truyền thống của nhà trường.

Thầy Nguyễn Bạch Đằng trò chuyện cùng lãnh đạo, giáo viên, học sinh bên bức phù điêu truyền thống của nhà trường.

(HBĐT) - “Đã nhiều lần trở lại thăm trường nhưng lần nào cảm xúc tự hào cũng trào dâng, nhất là trường lại đang náo nức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập hệ chuyên.

 

Cũng vào mùa thu nhưng cách đây 30 năm vào năm học 1981-1982, lần lượt 2 lớp chuyên toán, chuyên Nga đầu tiên của trường được thành lập. Đây chính là mốc son đánh dấu bước phát triển mới trong đào tạo những học sinh THPT chất lượng cao của khu vực miền núi Hòa Bình. Hơn 30 năm công tác, gắn bó với trường lắng đọng bao tình cảm mà đến khi về hưu, tôi vẫn đau đáu dõi theo và phấn khởi trước bước phát triển của mái trường thân yêu” - Thầy Nguyễn Bạch Đằng, nguyên Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT bộc bạch. 

 

50 năm đã trôi qua nhưng nhà giáo quê gốc ở quận Ba Đình (Hà Nội) vẫn nhớ như in ngày 31/8/1961, theo sự phân công của Bộ GD&ĐT, thầy đã hăng hái lên vùng núi Hòa Bình dạy học. Sau 4 năm biên chế tại trường Sư phạm trung cấp Hòa Bình, năm 1965, thầy chính thức được chuyển về trường phổ thông cấp III Hoàng Văn Thụ. Ngôi trường lợp gianh, rồi có thời điểm phải sơ tán xuống xóm Gai, xã Hòa Bình. Những khó khăn đó như càng làm tăng thêm nhiệt huyết của người thầy giáo miền xuôi trước sự hiếu học của con em các dân tộc miền núi. Năm 1967, thầy được phân công làm Hiệu phó nhà trường, rồi trở thành Hiệu trưởng từ năm 1972-1991. Chia sẻ về lý do thúc đẩy thành lập hệ chuyên, thầy Nguyễn Bạch Đằng cho biết: Do số lượng học sinh ngày càng đông, nhất là từ khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, mỗi khối có từ 3-4 lớp. Mặt khác, qua thực tế quá trình giảng dạy thấy có nhiều học sinh giỏi cần được bồi dưỡng thêm bên cạnh các lớp đại trà. Vì vậy, năm học 1978-1979, trường đã mở một lớp chọn đầu tiên. Chất lượng lớp học rất tốt nên tập thể nhà trường đã thống nhất đề xuất được mở hệ chuyên dành cho con em khu vực miền núi Hòa Bình (khi đó, tỉnh Hà Sơn Bình đã có trường chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông). Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã tuyển chọn giáo viên giỏi để nhận dạy lớp chuyên như các thầy, cô: Nguyễn Sĩ Đức, Nguyễn Đình Liệu, Nguyễn Ngọc Anh, Phùng Văn Miều, Nguyễn Thị Thúy... Bên cạnh đó tổ chức cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm tại các trường chuyên của tỉnh bạn; tổ chức thi tuyển chọn học sinh khá, giỏi vào học lớp chuyên. Mỗi lớp có khoảng 30 học sinh và được tỉnh cấp học bổng. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. Nhiều năm giữ vị trí trường tiên tiến, được Bộ GD&ĐT tuyên dương là một trong 9 trường xuất sắc nhất ngành GD&ĐT miền Bắc và trở thành trung tâm bồi dưỡng học sinh giỏi của khu vực miền núi tỉnh Hà Sơn Bình. Từ khi giữ cương vị Giám đốc Sở GD&ĐT (1991-1997), thầy Nguyễn Bạch Đằng vẫn đặc biệt quan tâm đến phát triển hệ chuyên tại trường Hoàng Văn Thụ với việc đề xuất quy chế khen thưởng GV, HS giỏi để khuyến khích phong trào học tập.

 

Năm 1991, tỉnh được tái lập, nhà trường đổi tên thành trường THPT năng khiếu Hoàng Văn Thụ với việc mở rộng lên 10 môn chuyên các môn khoa học cơ bản. Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã cùng tập thể nhà trường viết tiếp truyền thống vẻ vang, liên tục giữ vững vị trí xuất sắc nhất ngành học phổ thông của tỉnh. Đến 1997, trường một lần nữa đổi tên là trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, xác định nhiệm vụ giáo dục mới là mở ra về bề rộng đào tạo thêm các môn cơ bản như ngoại ngữ, tin học, lịch sử, địa lý. Với tinh thần chủ động sáng tạo, CB, GV nhà trường dưới sự lãnh đạo của thầy Hiệu trưởng, Thạc sĩ Trần Quang Đức tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng dạy, học, xứng đáng là trung tâm chất lượng cao của tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc.

              

                                                                                      Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Suốt cuộc đời mình, ông Nguyễn Văn Hậu (trái) luôn kiên định trên con đường cách mạng của dân tộc.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Mêng  bên cháu nội Nguyễn Văn Viện.
CCB Lê Văn Hán chăm sóc hưu sao cao sản của gia đình.
Tuổi cao, sức yếu nhưng ông Ngọ vẫn  tận tụy  với công việc xã hội.

Gia đình chị Thuận làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Qua lời giới thiệu của chị Nguyễn Thị Khai, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cao Dương (Lương Sơn), chúng tôi tìm đến gia đình chị Bùi Thị Thuận ở xóm Đồng Bon đúng vào lúc xưởng sản xuất gạch blốc của gia đình chị đang hoạt động. Bên cỗ máy ép gạch liên hoàn là 7 công nhân chủ yếu là phụ nữ đang hăng say lao động.

Nữ đảng viên Hoàng Thị Khuy: “mỗi lần thử thách là có thành công”

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, khen thưởng các tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên tiêu biểu giai đoạn 2006-2010 vừa tổ chức trong thời gian qua, các đại biểu hết sức có ấn tượng về tham luận của nữ đảng viên Hoàng Thị Khuy, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Tân Lạc. Vượt qua những khó khăn, thử thách, chị luôn thành công ở các vị trí công tác khác nhau trong nhiều năm qua.

"Cây cao, bóng cả" xã Hang Kia

(HBĐT) - Dáng đi nhanh nhẹn, thoăn thoắt, không ai nghĩ cụ đã ngoài 70 tuổi. Cụ là Vàng A Da - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hang Kia ( Mai Châu).

Bí thư chi đoàn xóm Gò Trang năng động trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Tới xóm Gò Trạng, xã Cư Yên (Lương Sơn), nhắc tới anh Nguyễn Văn Phong ai cũng biết anh không chỉ là Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình trong công tác mà còn là một thanh niên làm kinh tế giỏi.

Người lính làm doanh nhân

(HBĐT) - Với tinh thần vượt mọi khó khăn gian khó, dám nghĩ, dám làm và ý chí tự lực, tự cường của người lính, CCB Đinh Ý Quỳnh, thương binh hạng 4/4 ở xóm Bẵn, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) đã không ngừng nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Người thương binh nặng vượt khó làm giàu

(HBĐT) - Hơn 10 năm trong quân đội, không biết bao nhiêu lần quyết tử với giặc. Bị thương nặng phải cắt bỏ chân trái với tỷ lệ thương tật 71%, trong người còn nhiều mảnh đạn ở vai, ở đầu nhưng thương binh Bùi Thanh Hin, xóm Vó Khanh, xã Kim Tiến ( Kim Bôi) đã vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình càng thấm nhuần lời căn dặn của Bác: “ Thương binh tàn nhưng không phế ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục