Mặc dù đã ngoài 60 tuổi, ông Phạm Công Định vẫn say sưa làm kinh tế.

(HBĐT) - Cũng như bao chàng trai khác ở quê hương Nam Trực (Nam Định) năm 1971, ông Phạm Công Định đi bộ đội. Sau khi được huấn luyện ông được vào đơn vị trinh sát bộ binh rồi làm chuyển sang đơn vị công binh.

Tôi đã học và làm theo phong cách của Người

(HBĐT) - “Đi suốt phương trời vẫn nhớ đến quê hương... xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ, thương mái nhà tranh, thương đất mẹ nghèo...” - Thuở còn là học sinh trung học, tôi đã xúc động đến nghẹn lòng mỗi khi nghe câu hát đó. Những vần thơ, điệu nhạc, những trang sử viết về Người đã thấm đẫm tâm hồn tôi, nâng bước tôi đi tới một tương lai rộng mở. Tôi tự hào là người đoạt giải nhất trong cuộc thi, nhưng điều tôi tự hào hơn là đã rèn luyện bản thân sống và làm việc theo phong cách của Người. Phan Thị Thuý Huyền, người đoạt giải nhất cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh - năm 2008” đã giới thiệu về mình bằng những lời bộc bạch chân tình đó.

Gương mặt 26/3

(HBĐT) - Hơn 8 năm công tác đoàn giành được gần 20 bằng khen, giấy khen của các cấp bộ đoàn và chính quyền địa phương, những con số đó đã phần nào nói lên tài năng, nhiệt huyết của người thủ lĩnh trẻ Phan Thị Thanh Nga, Bí thư đoàn phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình).

Học Bác từ những điều nhỏ nhất

(HBĐT) - Với ông Nguyễn Văn Sính, tổ 10, phường Thái Bình (TPHB) học tập Bác không phải là học những điều gì to tát mà học ngay đức tính giản dị, đời thường của Bác. Trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, từ những việc làm nhỏ nhất ông đều học tập và làm theo Bác.

Người say mê làn điệu khắp Tày

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc huyện Đà Bắc, các đại biểu tham dự bị lôi cuốn bởi tiết mục hát khắp Tày “Ơn công lao Bác Hồ, Đảng kính yêu” chân chất, bình dị do nghệ nhân Hà Thị Tươi tự sáng tác và biểu diễn.

Người CCB tiêu biểu trên mặt trận xóa đói -giảm nghèo

(HBĐT) - Đó là CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành (Lạc Thủy). Sau những năm tháng phục vụ trong quân đội, năm 1983, ông Quyết trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Với quyết tâm không để nghèo khó cứ bám mãi, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.

Một gia đình hiếu học tiêu biểu tại xã vùng cao Yên Lập

(HBĐT) - Sinh sống tại một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng gia đình ông Quách Văn Quý ở xóm Ngái, xã Yên Lập vẫn luôn nỗ lực để nuôi dạy 4 con gái học hành đỗ đạt. Gia đình ông thực sự là tấm gương hiếu học cho nhiều gia đình noi theo.

Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Về thăm trang trại của anh Bùi Văn Hà, Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi thực sự khâm phục ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu của người thủ lĩnh thanh niên này.

Người phụ nữ đam mê văn hóa Mường

(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình, đối với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Thị Thi, công việc đã mang tới cho chị một điều vô cùng quý giá: được sống với niềm đam mê của mình. Vì đam mê văn hóa Mường, người phụ nữ quê xã Lam Điền, Chương Mỹ (Hà Nội) đó đã ăn cơm Hòa Bình, uống nước Hòa Bình và từ lâu đã trở thành một người con đích thực của xứ Mường “Đẻ đất, đẻ nước”.

Miệt mài trên “cánh đồng” văn hóa dân gian Mường

(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...

Người xây ước mơ từ hai bàn tay trắng

(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…

Cô giáo nhặt được của rơi trả lại người bị mất

(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 27/10/2012, trong lúc đi công việc riêng của gia đình, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương, giáo viên lịch sử của Trung tâm GDTX TPHB đã nhìn thấy một bọc giấy trên đó có ghi địa chỉ người gửi và người nhận kèm số điện thoại.

Người đảng viên hiến đất xây trường ở bản Pà Khôm

(HBĐT) - Nhân dịp Tết cổ truyền của người Mông, chúng tôi cùng anh Khà A Đàng, cán bộ Văn phòng UBND xã Hang Kia (Mai Châu) đến bản Pà Khôm vui hội. Cách trụ sở UBND xã chừng hơn 3 km đường đất nhưng Pà Khôm ngày Tết đông vui, rộn ràng. Trưởng bản Giàng A Páo tất bật chuẩn bị âm li, loa đài cho buổi giao lưu văn nghệ đón xuân. Ông Páo vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về phong tục đón Tết của người Mông, những đổi thay nơi bản nhỏ. Ông cho biết: Tết năm nay bản có niềm vui lớn nhất là xây được chi trường mầm non khang trang, sạch đẹp.

Người phụ nữ gương mẫu phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) về chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hội viên phụ nữ tiêu biểu, vừa tự tin, năng động trong công tác Hội, vừa đảm đang, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt. Chúng tôi đã đến thăm gia đình chị và thực sự cảm phục trước những nỗ lực, sáng tạo của chị trong cách bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Nhặt được của rơi, trả người đánh mất

(HBĐT) - Cô giáo Hà Thị Minh Ngát (đã nghỉ hưu) tại khu 12, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đầu tháng 11 vừa qua, khi tham gia sửa chữa nhà, cô Ngát chẳng may bị thương nặng phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị.