Ngày 4-8, các lực lượng chức năng cùng 16 đoàn công tác đã tiếp cận các bản bị cô lập, tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết tới nhân dân bị mưa, lũ cô lập ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


Tiếp cận các bản bị cô lập do lũ quét ở Quan Sơn, Thanh Hóa

Công an sử dụng mô-tô nước giúp dân vượt sông Luồng.

Thực hiện phương án sử dụng mô-tô lội nước vượt sông Luồng và cắt rừng, vượt núi, suối chia cắt, lực lượng chức năng đã đến được bản Sa Ná, nơi xảy ra lũ quét vào sáng 3-8. Bản Sa Ná tọa lạc bên dòng suối Son thơ mộng giờ hiện hữu thảm cảnh tan hoang, ngổn ngang cành, gốc cây, vật liệu, cấu kiện nhà đổ.

Anh Hoàng Xuân Luyến (45 tuổi) cho biết: Mưa to nên tôi đưa vợ và hai con sang nhà anh trai lưu trú. Khi quay về nhà lấy bếp ga thì bất ngờ bị nước lũ cuốn trôi cả nhà lẫn người. Tôi bám được bụi tre leo lên nên thoát được lũ dữ.



Một phần bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa sau lũ quét.

Trưởng bản Nguyễn Xuân Phương thông tin thêm: Người dân đã chủ động phòng, tránh, ứng phó với mưa bão số 3. Dù vậy, khoảng 6 giờ sáng 3-8, nước từ thượng nguồn đổ xuống suối Son ầm ầm, tạo thành dòng lũ dữ cuốn trôi, đổ hàng chục căn nhà cùng 15 người dân. Lực lượng chức năng đã cứu được năm người, trong đó có một người bị thương nặng đã được chuyển lên tuyến trên cấp cứu, hiện 10 người dân trong bản còn mất tích.

Chiều 4-8, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác của Bộ NN và PTNT đã đến xã Na Mèo, huyện Quan Sơn kiểm tra tình hình mưa lũ, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Từ bến ca nô tại bản Bo, xã Na Mèo, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã vượt sông Luồng; tiếp tục đi bộ, tiếp cận người dân ở các bản Sa Ná. Thứ trưởng NN và PTNT hỏi thăm tình hình sức khỏe, đời sống, động viên nhân dân và trao đổi với lực lượng chức năng trước mắt cần tập trung tìm kiếm những người còn đang mất tích; trợ giúp những gia đình có nhà cửa bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua. Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp cũng chia sẻ, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, gần 30 hộ dân ở dân bản Sa Ná cần sự chung tay, trợ giúp của cộng đồng để sớm dựng lại các ngôi nhà, ổn định đời sống, sản xuất.


Lực lượng vũ trang trợ giúp hộ dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn khắc phục hậu quả thiên tai.

Cùng ngày, Đại tá Phạm Xuân Diệu, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác lên xã Na Mèo hỗ trợ năm tấn gạo cho nhân dân vùng lũ và chỉ đạo, đôn đốc công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.



Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa trao hàng hóa thiết yếu tới người dân vùng lũ.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa: Đến 16 giờ ngày 4-8, huyện Mường Lát và huyện Quan Sơn có ba người tử vong, năm người bị thương, 12 người còn mất tích do thiên tai. Mưa lũ làm thiệt hại hoàn toàn 59 ngôi nhà, 10 ha lúa, hơn 19 ha cây lâm nghiệp; ngập hơn 800 ha lúa, hoa màu, cây hàng năm; hơn 200 ngôi nhà, 13 điểm trường, trạm y tế, nhà văn hóa bị thiệt hại một phần đến rất nặng; xô đổ 38 cột điện, ngập, hư hỏng bốn trạm biến áp; cuốn bốn ba ô-tô, hai xe máy, hai máy phát điện mini. Mạng lưới giao thông ở các huyện miền núi Thanh Hóa cũng bị hư hỏng nặng.



Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao năm tấn gạo tới nhân dân vùng lũ xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng, ưu tiên hiện tại là huy động các lực lượng nỗ lực tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Tiếp đến, tỉnh cùng cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn khảo sát, tìm quỹ đất bố trí tái định cư cho người dân bản Sa Ná. Thanh Hóa kiến nghị Trung ương hỗ trợ thuốc, hóa chất xử lý môi trường sau lũ và bố trí kinh phí di dời khẩn cấp, bố trí tái định cư cho hộ dân vùng lũ quét, khắc phục hư hỏng các công trình giao thông ở vùng thượng du Thanh Hóa.

                                                                           Theo báo Nhân Dân



Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục