Tuyến đê kè bờ sông Bôi, đoạn qua huyện Lạc Thủy đã được đầu tư nâng cấp   đảm bảo an toàn và yêu cầu chống lũ thiết kế.

Tuyến đê kè bờ sông Bôi, đoạn qua huyện Lạc Thủy đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo an toàn và yêu cầu chống lũ thiết kế.

(HBĐT) - Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp trong thời điểm này - khi mùa mưa lũ đến và đặt ra nhiều thách thức đối với công tác phòng, chống lũ bão năm 2016. Theo Sở NN &PTNT, việc đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi nói chung và hệ thống đê điều phòng, chống lũ nói riêng có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai hàng năm, góp phần giúp các địa phương chủ động kiểm soát mức độ thiệt hại do mưa, lũ, bão gây ra.

 

Thống kê những năm gần đây cho thấy: Hầu hết các vùng trên địa bàn tỉnh có lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.768 - 2.159 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân phối không đều. Khoảng 80 – 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, gây nên lũ lụt và thường xuyên gây ra sạt lở đất. Trong khi đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi, sông Bôi… Khi lượng mưa trung bình trong 24 h trên địa bàn tỉnh từ 300 – 400 mm, nước trên các tuyến sông Bùi, sông Bôi thuộc huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy dâng cao gây lũ lụt cho các xã ven sông. Khi lượng nước xả từ hồ Hòa Bình xuống hạ lưu vượt cao trình 24m có nguy cơ gây lũ lụt cho khu vực thành phố Hòa Bình và các xã thuộc huyện Kỳ Sơn… Để góp phần khống chế hiện tượng sạt lở đất và xói lở bờ sông trong mùa mưa lũ, tỉnh đã chú trọng thực hiện các chương trình nâng cấp hệ thống đê điều trên địa bàn, xử lý dứt điểm những trọng điểm xung yếu, từng bước củng cố hiệu quả vận hành của các tuyến đê. Nhờ đó, đảm bảo an toàn chống lũ theo thiết kế, không để xảy ra sự cố về đê điều khi có nước lũ lên cao.  

Bước vào mùa mưa lũ năm nay, Sở NN &PTNT xác định nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn hiệu quả phòng, chống lũ cho hệ thống công trình thủy lợi. Trong đó, cần chú trọng quản lý hệ thống công trình tham gia phòng, chống thiên tai, bao gồm 514 hồ chứa, 3.020 km kênh mương, đê cấp III 9,162 km, đê dưới cấp III 28, 575 km. Riêng về quản lý và vận hành hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh, song song với việc thực hiện Quy hoạch đê điều tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, ngành nông nghiệp đang khẩn trương thực hiện Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê theo Nghị quyết số 66/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Quy hoạch nhằm điều chỉnh vùng bảo vệ, xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê; xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê; xác định các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống lũ đối với các tuyến sông chính để phòng, chống lũ có hiệu quả.  

Bám sát quy hoạch trên, các giải pháp phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê được thành lập. Đội quản lý đê nhân dân ở các huyện, thành phố có đê được kiện toàn để làm nhiệm vụ kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ các tuyến đê trên địa bàn, tham gia xử lý các sự cố đê điều, đồng thời tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về thiên tai và các biện pháp phòng, chống thiên tai.  

Theo Chi cục Thủy lợi - Sở NN &PTNT, tại các địa phương có đê, trước mùa mưa, Chi cục đã đôn đốc tăng cường công tác quản lý pháp luật về đê điều, hướng dẫn các đội quản lý đê chuyên trách phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, xác định rõ các trọng điểm xung yếu, lập phương án kỹ thuật xử lý khẩn cấp khi bị tác động của mưa bão làm nước dâng cao. Trong phương án bảo vệ đê cần đặc biệt chú trọng chuẩn bị các loại vật tư: đá hộc, rọ thép, nilon tấm để bảo vệ mái đê và mặt đê. Khi các tuyến đê có nhiệm vụ ngăn lũ xảy ra sự cố, BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện cần huy động mọi nguồn lực để cứu hộ và bảo vệ đê an toàn theo phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

                                                                     

 

 

                                                                              Thu Trang

 

Các tin khác


Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục