(HBĐT) - UBND huyện Kim Bôi đang kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện các phương án PCTT&TKCN theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Vĩnh Đồng là xã có nhiều khu vực nằm trong vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, từng có những cơn lũ lịch sử đang khẩn trương thực hiện phương án truyên truyền, cảnh báo, giám sát người dân phòng - chống mưa lũ.

 

Khu vực ngầm Bưng, xóm Chanh Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) nằm trong vùng nguy hiểm khi mưa lũ lớn.

 

Đồng chí Bùi Văn Bôi, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cho biết: Xóm Chanh nằm giữa 2 con suối Chiềng, suối Bương, bắt nguồn từ núi rừng Thượng Tiến từ xóm Tý - xóm Sằn, xã Hợp Đồng. Mỗi khi mưa lớn nhà các hộ dân bị ngập, ngầm Bương nằm trên con suối Chiềng đi lên xóm Tý, xóm Sằn cũng ngập nặng tới cả mét nước, rất nguy hiểm, đã có xe cộ, gia súc bị lũ cuốn trôi. Mỗi khi có mưa lớn, nước suối dâng cao, chảy xiết, xã tuyên truyền cho người dân sơ tán lên khu vực cao và cử người canh gác tuyệt đối không cho lưu thông qua ngầm.

 

Huyện Kim Bôi có 27 xã, thị trấn, địa hình đa dạng có núi cao, độ dốc lớn, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài xen lẫn các dãy núi đá cao là những thung lũng, sông, suối nhỏ hẹp và dốc phân bố rộng khắp trên toàn huyện nên có nhiều nguy cơ thiên tai xảy ra. Huyện đã rà soát và xác định những vùng nguy cơ cao gồm: Nguy cơ trượt sạt đất tại các xã: Đú Sáng, Bình Sơn, Thượng Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Kim Truy, Cuối Hạ, Kim Sơn, Sào Báy, Mỵ Hòa, Nuông Dăm… Trong đó, tình trạng trượt sạt đất với khối lượng lớn thường xuyên xảy ra tại tuyến đường từ Bình Sơn đi Đú Sáng và xã Độc Lập (Kỳ Sơn); tuyến từ Hợp Thanh đi Tân Thành (Lương Sơn); tuyến từ ngã ba Trò đi Đồi Sim. Vùng nguy cơ lũ và lũ quét tại lưu vực suối Cả, suối Lôi có diện tích 54 km2 , thuộc xã Hợp Đồng, khu vực xóm Chanh Trên từng có những trận lũ quét lịch sử. Ngoài ra, lũ quét cũng xuất hiện tại lưu vực suối Sào, chảy qua xã Đú Sáng. Hiện tượng ngập úng và lũ khá mạnh cũng thường xuyên xảy ra tại xã Hợp Đồng,  Kim Sơn, Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ và các xã phía nam như: Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa… Cơn bão số 1 cũng gây thiệt hại cho Kim Bôi khoảng 14 tỷ đồng. UBND huyện đã chỉ đạo khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, di dời những hộ dân ra khỏi vùng đặc biệt nguy hiểm, tổ chức lợp lại nhà cửa cho những hộ dân bị ảnh hưởng sớm ổn định sản xuất. Đặc biệt, huyện đã huy động lực lượng tổ chức di dời các hộ dân thuộc xã Sơn Thủy, Nuông Dăm ra khỏi vùng nguy cơ ngập úng và trượt sạt. Bố trí người canh gác tại các ngầm tràn giao thông. Tuy nhiên, mưa bão số 2 công trình gồm bai kênh mương Đồng Bãi, xã Lập Chiệng; bãi Trạo II, xã Hợp Đồng với tổng kinh phí  phải khắc phục khoảng 4 tỷ đồng. UBND huyện đã báo cáo và đề xuất hỗ trợ để sửa chữa cấp bách nhằm bảo đảm giao thông trong khu vực.

 

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi  cho biết: UBND huyện đang theo dõi sát tình hình thời tiết, phân công lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện phương án PCTT&TKCN theo đúng chỉ đạo tại các công điện về ứng phó thiên tai, mưa bão của cấp trên. Huyện Kim Bôi đã duy trì khá tốt công tác ứng phó, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về PCTT. Chính quyền cơ sở đã có kế hoạch di dời, đôn đốõc hộ dân nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm di chuyển, sơ tán dân tạm thời trước khi có mưa bão. Toàn huyện có 612 hộ, ở 21 xã, thị trấn dự kiến phải di dời 157 hộ bị ngập lụt ở 10 xã; 33 hộ của 6 xã nằm trong vùng lũ ống, lũ quét và 422 hộ của 16 xã nằm trong vùng nguy cơ trượt sạt.  UBND huyện đã yêu cầu và giám sát chủ đầu tư các công trình, doanh nghiệp, hộ gia đình kiểm tra gia cố kho tàng, công trình, nhà cửa không bảo đảm phòng - chống mưa bão, giông lốc. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện để phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai, mưa bão xảy ra. Các xã, thị trấn có kế hoạch phân công ứng trực tại các ngầm tràn để điều hành, cấm người tham gia giao thông khi trời mưa lớn và nước lũ dâng cao, nhất là các ngầm: Khăm (Bình Sơn); Lốc, Bãi Ma (xã Sơn Thủy); Khoang Chụa (xã Thượng Bì)... vì thực tế những năm qua đã có những tai nạn thương tâm khi người dân bất cẩn vượt ngầm khi mưa lũ lớn.

 

 

 

                                                               Lê Chung

 

 

Các tin khác


Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục